ứng phó với biến đổi khí hậu
Thụy Sỹ tài trợ hơn 3,3 triệu USD nhằm nhân rộng mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung, khoản tài trợ này sẽ tạo điều kiện nhân rộng mô hình khu công nghiệp sinh thái trên toàn quốc trên cơ sở những thành công trong giai đoạn 2014-2024, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực công nghiệp và tại các khu công nghiệp, giảm thiểu tác động của hoạt động sản xuất tới môi trường và hỗ trợ các khu công nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu.
Những hành động của Việt Nam để thực hiện cam kết ứng phó với biến đổi khí hậu tại COP29
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới tại hội nghị thượng đỉnh COP29 vào thứ Ba (ngày 12/11) "chi trả" để ngăn chặn các thảm họa nhân đạo do biến đổi khí hậu gây ra, đồng thời cho biết thời gian để hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu đang cạn kiệt.
Việt Nam sẵn sàng hợp tác cùng Liên hợp quốc triển khai các giải pháp toàn cầu, thúc đẩy phát triển bền vững
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa và ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương, vai trò trung tâm của Liên hợp quốc. Đồng thời khẳng định Việt Nam sẵn sàng hợp tác, chia sẻ, đóng góp, cùng Liên hợp quốc triển khai các giải pháp toàn cầu, toàn diện, toàn dân cho các thách thức hiện nay, ủng hộ hòa bình, thúc đẩy phát triển bền vững, bảo đảm quyền con người.
Bài học về cơn bão Yagi và tính cấp bách của hành động ứng phó với biến đổi khí hậu
Cho rằng cơn bão Yagi để lại cho chúng ta nhiều bài học, theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, biến đổi khí hậu không phải là chuyện xa xôi mà ngay cả những quốc gia có tiềm lực về khoa học công nghệ, ứng phó thiên tai hay có tiềm lực kinh tế lớn như: Mỹ, Châu Âu.. cũng phải chống chịu với những thảm họa, những cú sốc của thiên tai.
Thúc đẩy hợp tác Việt Nam và Hoa Kỳ trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh
Đề nghị hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác về kinh tế-thương mại-đầu tư, Phó Thủ tướng mong muốn Hoa Kỳ tiếp tục quan tâm và tăng nguồn lực hỗ trợ Việt Nam, chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn động vật hoang dã…
Quảng Bình: Đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu
Trước những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp, thời gian gần đây, tại tỉnh Quảng Bình đã đẩy mạnh chuyển đổi đa dạng cây trồng, sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ thích ứng với khí hậu để thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo sinh kế bền vững.
Kinh nghiệm quốc tế về kinh tế Tuyến tính chuyển sang kinh tế tuần hoàn
Kinh tế tuần hoàn là một mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường. Nếu mô hình kinh tế truyền thống chỉ quan tâm đến việc khai thác tài nguyên, sản xuất và loại bỏ sau tiêu thụ, dẫn đến việc tạo ra một lượng phế thải khổng lồ thì mô hình kinh tế tuần hoàn chú trọng việc quản lý và tái tạo tài nguyên theo một vòng khép kín nhằm hạn chế phế thải. Việc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn là một cơ hội lớn để phát triển bền vững, không chỉ đạt mục tiêu kinh tế - xã hội, môi trường, mà còn để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Việt Nam kêu gọi giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
Ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Việt Nam đã có nhiều chính sách, chương trình hành động quyết liệt nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu; đồng thời tham gia các cam kết quốc tế mạnh mẽ trong vấn đề này, bao gồm cam kết giảm phát thải khí nhà kính theo mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
Trồng cây xanh để chung tay thực hiện Công ước chống sa mạc hóa
Với chủ đề của Ngày Quốc tế chống sa mạch hóa và hạn hạn năm nay là “Chung tay quản lý và sử dụng đất bền vững: Di sản của chúng ta - tương lai của chúng ta”, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị kêu gọi các cấp, các ngành và địa phương tiếp tục nâng cao nhận thức, hành động một cách có trách nhiệm, đồng thời xây dựng và triển khai Chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Nâng cao năng lực báo cáo, kiểm kê khí nhà kính hướng đến xây dựng thị trường các-bon trong nước
Việt Nam đã có các chiến lược, kế hoạch theo lộ trình giảm phát thải để đạt net zero. Trong đó, điều quan trọng nhất là kiểm kê chính xác lượng phát thải khí nhà kính.
Ngày Việt Nam-EU tại Hạ Long: Chung tay vì một môi trường sạch
Trong thời gian tới, Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác và hỗ trợ hiệu quả của EU và các nước thành viên trong việc nâng cao nhận thức và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, khôi phục hệ sinh thái đất, rừng và đại dương.
Đô thị carbon thấp bắt nhịp với lộ trình tăng trưởng xanh, phát triển bền vững
Với những cam kết của cộng đồng quốc tế về chống biến đổi khí hậu, các mô hình đô thị carbon thấp trên thế giới cũng dần phát triển hơn. Hiện các đô thị tại Việt Nam đang có những bước chuyển theo lộ trình carbon thấp hướng tới tăng trưởng xanh và bền vững.
COP28: Ứng phó với biến đổi khí hậu phải thực hiện trên nguyên tắc công bằng
Tham dự Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 28 (COP28), Việt Nam sẽ thể hiện vị thế tích cực, chủ động và sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm, sáng kiến thích ứng với biến đổi khí hậu. Quan điểm Việt Nam là ứng phó với biến đổi khí hậu phải được thực hiện trên nguyên tắc công bằng, công lý, với cách tiếp cận toàn cầu và toàn dân.
Người dân vùng cao làm nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu
Sau 3 năm triển khai, thực hiện, Dự án “Tăng cường tiếng nói và năng lực của nhóm nông dân người dân tộc dễ bị tổn thương đối với biến đổi khí hậu ở Tây Bắc Việt Nam - VOF” đã gặt hái được những kết quả đáng mừng.