phát triển
Cơ hội để đầu tư phát triển nguồn năng lượng tái tạo ở Tây Nguyên
Xác định chính xác tiềm năng năng lượng tái tạo gió và năng lượng mặt trời để qui hoạch, khai thác, đầu tư đồng bộ, cân đối, tính toán một cách hài hòa, không xung đột với các nguồn năng lượng khác. Xin giới thiệu bài viết của Th.S Nguyễn Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội đầu tư xây dựng dịch vụ nông lâm nghiệp Việt Nam,
Trưởng Văn phòng Đại diện Miền Trung - Tây Nguyên.
Con tôm Việt đón sóng cơ hội trong năm 2022
Sau một năm sản xuất, chế biến và xuất khẩu trong tình thế đất nước gặp nhiều biến cố do dịch bệnh COVID-19, ngành tôm Việt Nam cũng đã gặt hái nhiều kết quả tốt. Theo đà này, năm 2022 con tôm Việt đang có nhiều tiềm năng, lợi thế của sự phát triển chung của ngành và tiếp tục đón sóng cơ hội mới trong những khó khăn tiềm ẩn.
Đà Nẵng hoàn thiện quy hoạch làm động lực phát triển kinh tế
Đà Nẵng cần phát triển thành trung tâm giao thương quốc tế, điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, du khách, là một biểu tượng và niềm tự hào về sự vươn mình vượt qua khó khăn, trở ngại. Thành phố cần sớm hoàn thiện các quy hoạch, thúc đẩy sự liên kết phát triển, tương tác sâu sắc với các địa phương lân cận. Đó là chỉ đạo của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trong Lễ kỷ niệm 25 năm thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương hồi tháng 1 vừa qua.
Kiên Giang đầu tư hơn 2.210 tỷ đồng phát triển giao thông nông thôn
Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Kiên Giang có kế hoạch đầu tư khoảng 2.216 tỷ đồng phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn, xây dựng mới 1.200 km đường và nâng cấp, cải tạo đạt kỹ thuật 1.100 km đường hiện hữu.
Phải làm tốt hơn đối thủ cạnh tranh
Tổng sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam năm 2021 vẫn giữ được nhịp tăng trưởng bất chấp các ngành kinh tế bị ảnh hưởng sâu sắc của dịch COVID- 19 là cơ sở thuận lợi để Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đạt được kế hoạch năm 2022.
Tiền Giang phấn đấu thu hút vốn đầu tư tăng hơn 3 lần
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang Nguyễn Đình Thông cho biết, trong bối cảnh “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, địa phương đưa ra nhiều giải pháp khuyến khích doanh nghiệp mở rộng đầu tư, thu hút nguồn vốn đầu tư gắn với phục hồi kinh tế sau dịch bệnh, đảm bảo phát triển bền vững trong năm 2022.
Đồng Tháp: Phát triển sản xuất lúa theo hướng an toàn, chất lượng
Vụ lúa Đông Xuân năm 2021-2022, tỉnh Đồng Tháp xuống giống hơn 183 nghìn ha, đạt hơn 96% so với kế hoạch; trong đó thu hoạch gần 5 nghìn ha, năng suất bình quân hơn 6,6 tấn/ha.
Ninh Thuận dự kiến đầu tư hơn 740 tỷ đồng phát triển ngành chăn nuôi
Tỉnh Ninh Thuận tập trung phát triển các loại vật nuôi có lợi thế so sánh với các địa phương theo hướng an toàn, hiệu quả để tăng suất, chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường; góp phần phát triển kinh tế từ hoạt động chăn nuôi trên địa bàn.
Hiểu đúng về đô thị thông minh
Đô thị thông minh đang trở thành định hướng phát triển cho nhiều dự án bất động sản tại Việt Nam. Theo nghiên cứu của HIS Markit, năm 2018, số dự án đô thị thông minh tại Mỹ tăng trưởng mạnh và trải khắp trên các bang Arizona, New York, Texas…
Trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại
Là một trong những ngành nghề góp phần tạo nên một nên nông nghiệp bền vững, nghề cá Việt Nam đã trải qua một thời gian dài hình thành và phát triển.
Sản xuất công nghiệp Kiên Giang khởi sắc trong tháng đầu năm 2022
Theo Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang, sản xuất công nghiệp của tỉnh khởi sắc ngay trong tháng 1 năm 2022, với giá trị ước tính hơn 4.338 tỷ đồng, tăng 6,89% so tháng 12/2021 và tăng 9,48% so cùng kỳ năm trước; trong đó, công nghiệp khai khoáng đạt 31 tỷ đồng, tăng 21,1%; công nghiệp chế biến, chế tạo hơn 4.100 tỷ đồng, tăng 9,44%...
Bình Phước: Liên kết vùng để tạo cộng hưởng phát triển
Mặc dù là địa phương đi sau về phát triển kinh tế so với các tỉnh thành khác trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tuy nhiên với lợi thế về không gian, quỹ đất, đặc biệt là “lợi thế của người đi sau”, hơn lúc nào hết Bình Phước đang có những cơ hội phát triển chưa từng có.
Xúc tiến đầu tư, thương mại giữa Hoa Kỳ và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Chiều 20/1, UBND tỉnh An Giang phối hợp Thương vụ Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam và Trung tâm Xúc tiến thương mại phía Nam (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức hội thảo "Xúc tiến đầu tư, thương mại giữa Hoa Kỳ và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long".
Cà Mau: Tháo nút thắt để phát triển kinh tế nông nghiệp
Từ lâu, điệp khúc “được mùa - mất giá” đối với các sản phẩm nông nghiệp do nông dân làm ra đã rất quen thuộc, mà nguyên nhân cũng đã được chỉ ra là không kết nối được với đầu ra một cách ổn định. Trong tình hình hiện nay, mọi khó khăn có thể được quy cho yếu tố khách quan của tình hình dịch COVID-19 và cần sớm có giải pháp khắc phục.
Hà Nội hướng đến phát triển nông nghiệp thông minh
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề "Tam nông - nông nghiệp, nông dân, nông thôn" đóng góp rất quan trọng ở nhiều khía cạnh vào ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, duy trì tăng trưởng, phục hồi, phát triển kinh tế, Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo ngành nông nghiệp Hà Nội nhanh chóng đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với phát triển kinh tế nông thôn.
Trà Vinh dự kiến đến năm 2025 có 5.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tỉnh Trà Vinh đang triển khai Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025. Mục tiêu của tỉnh đến năm 2025, có khoảng 2.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập mới, nâng tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa toàn tỉnh lên 5.000 doanh nghiệp.
Hoạch định nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế biển
Tỉnh Trà Vinh đang triển khai chương trình phát triển kinh tế biển giai đoạn 2021 – 2025 và định hướng đến năm 2030. Mục tiêu của tỉnh đến năm 2025, đưa sản lượng nuôi trồng vùng ven biển đạt khoảng 200.000 tấn và sản lượng khai thai thác đạt 100.000 tấn/năm. Giá trị tăng thêm ngành thuỷ sản của tỉnh đạt mức tăng trưởng bình quân 5%/năm.
Bình Dương trở lại quỹ đạo phát triển kinh tế cao
Năm 2022, Bình Dương đặt mục tiêu đạt tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng từ 8 - 8,3% so với năm 2021; thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 169,8 triệu đồng/năm.Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tiếp tục tăng 8,9%; kim ngạch xuất khẩu tăng 14,5%; kim ngạch nhập khẩu tăng 17%.
Năm 2022, Bạc Liêu thực hiện 5 trụ cột phát triển kinh tế - xã hội
Năm 2022, Bạc Liêu phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 9 – 10%; GRDP bình quân đầu người đạt 65,72 triệu đồng/người/năm; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 34.940 tỷ đồng; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (thu nội địa): 3.263 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn đạt 920 triệu USD...