“Hành quân theo bước chân Anh” Tiềm năng phát triển du lịch tâm linh

DN&KTX - Hà Giang được biết đến là vùng đất thiên nhiên hùng vĩ với những dãy núi trùng điệp, những khúc cua tay áo, những bản làng cùng các ngồi nhà trình tường độc đáo của đồng bào dân tộc. Tỉnh Hà Giang đang tạo sức hút, gia tăng trải nghiệm cho du khách từ du lịch. Cách làm du lịch tâm linh đa dạng tạo thành từng điểm nhấn khi tới từng vùng đất này.
3-1644993350.jpg
Thắp hương tri ân tại nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên - Hà Giang

Hành trình qua vùng đất lịch sử

Vị Xuyên - mảnh đất có nhiều di tích lịch sử gắn với cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc như: Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên, hang Làng Lò, hang Dơi, Đài hương 468, làng Pinh… trở thành những điểm đến lịch sử, tâm linh thu hút du khách đến thăm viếng, thắp những nén hương thơm tỏ lòng thành kính trước những chiến sỹ đã anh dũng hy sinh để bảo vệ biên cương phía Bắc của Tổ quốc.

Sau cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mảnh đất Hà Giang đã trở thành nơi yên nghỉ của hàng nghìn anh hùng liệt sỹ tại các nghĩa trang và vẫn còn hàng ngàn chiến sĩ nằm lại đâu đó trên chiến trường xưa.

5-1644828797.jpg
“ngôi nhà chung” của trên 1.800 liệt sĩ đến từ 32 tỉnh thành từ Bình Trị Thiên cũ trở ra

Để tưởng nhớ và tri ân những người đã chiến đấu và anh dũng hy sinh. Vừa qua, Hiệp hội Du lịch tỉnh Hà Giang phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức hướng về tri ân những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh biên giới để bảo vệ miền biên cương cực Bắc của Tổ quốc. Chương trình du lịch trải nghiệm "Hành quân theo bước chân Anh" đã đưa du khách đến với nhiều hoạt động tri ân, những trải nghiệm đáng nhớ. Khoác lên mình trang phục người lính Cụ Hồ, du khách phải đi bộ hành quân băng rừng gần 20 km qua nhiều đoạn đường lầy lội, dốc cao từ làng Pinh (nay là thôn Thanh Sơn, xã Thanh Thủy, Vị Xuyên) qua các địa danh đã đi vào bất tử như dãy nhà hậu phẫu, suối máu làng Pinh, thác âm phủ, đường hào mùa xuân… với điểm đến cuối cùng là nhà văn hóa thôn Nà Toong (xã Thanh Thuỷ).

9-1644827554.jpg
Du khách phải đi bộ hành quân băng rừng gần 20 km qua nhiều đoạn đường lầy lội, dốc cao từ làng Pinh (nay là thôn Thanh Sơn, xã Thanh Thủy, Vị Xuyên) qua các địa danh đã đi vào bất tử như dãy nhà hậu phẫu, suối máu làng Pinh, thác âm phủ, đường hào mùa xuân… với điểm đến cuối cùng là nhà văn hóa thôn Nà Toong (xã Thanh Thuỷ)

Ông Lại Quốc Tĩnh - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Hà Giang chia sẻ: “Tri ân các anh, những người đã không tiếc máu xương, đã hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình để gìn giữ biên cương Tổ Quốc là việc làm muôn đời của các thế hệ người Việt. Mục tiêu cao nhất của chương trình là giáo dục tư tưởng cho thế hệ trẻ để làm sao luôn giữ trong mình lòng nhiệt huyết, xứng đáng với truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam nói chung và truyền thống vẻ vang của người lính cụ Hồ. Chương trình này để cố gắng sẽ thành chương trình thường niên và hy vọng du khách sẽ đến với Hà Giang ngày một đông hơn, để tìm hiểu về lịch sử dân tộc và cho thế hệ trẻ hiểu sâu hơn nữa về lịch sử. Đây cũng là một sản phẩm du lịch mới, qua đó tiếp tục quảng bá, kích cầu thu hút khách du lịch đến Hà Giang qua loại hình du lịch trải nghiệm, tâm linh.”

Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên là “ngôi nhà chung” của trên 1.800 liệt sĩ đến từ 32 tỉnh thành từ Bình Trị Thiên cũ trở ra. Các liệt sĩ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Ngày nay, Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng không chỉ của huyện Vị Xuyên mà là của tỉnh Hà Giang.

10-1644827554.jpg
Du lịch tâm linh nhằm phát huy tinh thần "uống nước nhớ nguồn", "đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sỹ"

Bà Đỗ Thị Hương, Bí thư Tỉnh đoàn Hà Giang xúc động cho biết: “ Sắp đến ngày tri ân 17/2, nhằm phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sỹ” của nhân dân ta, đặc biệt là giáo dục tinh thần yêu nước của tuổi trẻ Hà Giang nói riêng và của đoàn viên, thanh niên cả nước nói chung Có thể nói đây là chương trình rất ý nghĩa. Ngay khi nhận được kế hoạch của Hiệp hội du lịch tỉnh, Tỉnh đoàn đã triển khai tuyên truyền đến tất cả các thành viên trên tinh thần đăng ký tham gia để giáo dục truyền thống cách mạng và tự hào về lịch sử, một thời cha anh hào hùng trên tuyến biên giới phía Bắc của Tổ quốc,

Đi qua những trang sử hào hùng

Đến với Hà Giang, du khách không thể không nhắc đến những địa điểm hấp dẫn, như: Núi đôi (Quản Bạ), phố cổ Đồng Văn, cột cờ Lũng Cú, dinh thự vua Mèo, nhà của Pao, phố Cáo... Bên cạnh những hành trình các vùng miền, trải nghiệm với cuộc sống người dân theo mô hình du lịch đã và đang được nhiều bản làng khai thác, vừa kéo dài thời gian lưu trú, vừa cải thiện đời sống người dân.

13-1644994431.jpg
Năm đầu tiên tổ chức đã thu hút hàng trăm người tham gia chuyến hành trình

“Hành quân theo bước chân Anh” cũng là hoạt động rất ý nghĩa, vừa thu hút khách du lịch. Qua chuyến hành quân thực tế tại các địa danh. Tại đây, du khách được nghe các CCB (cũng là hướng dẫn viên) trực tiếp chiến đấu tại mặt trận biên giới Vị Xuyên kể lại điều kiện sinh hoạt cũng như hoạt động chính trị thời đó. Giúp cho du khách hình dung được bối cảnh chiến tranh án liệt, qua đó thấu hiểu những khó khăn, gian nan và như sự hy sinh to lớn của chiến sĩ năm xưa không tiếc xương máu vì độc lập, tự do, dân tộc, giữ vững mảnh đất nơi biên cương…

12-1644994431.jpg
Ông Lại Quốc Tĩnh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hà Giang trao huy hiệu cho anh Nguyễn Trung Hậu (du khách đến từ Hồ Chí Minh) sau quá trình hành quân băng rừng, lội suối

Anh Nguyễn Trung Hậu, du khách đến từ TP Hồ Chí Minh xúc động nói: “Được là người trực tiếp trải nghiệm thấy sự vất vả trong thời kỳ chiến tranh. Hôm nay tôi được hành quân trong tâm thế rất vui mừng, vinh dự tham giai trải nghiệm này. Tuy nhiên, cung đường này bây giờ đã thuận tiện, đi lại dễ dàng hơn so với 30 – 40 năm trước. Theo như lời hướng dẫn viên chia sẻ, sau lưng mỗi chiến sĩ phải khoác trên mình gần 30 kg hành lý, lương thực và phải hành quân xuyên đêm tôi thấy vỗ cùng khó khăn. Bản thân tôi thấy rất là súc động và tự hào khi đi trên hành trình này.”

“Ngoài vẻ đẹp của Cao nguyên đá, thì những tuor du lịch tâm linh sẽ thấy được chân quý vùng đất mà cha ông ta đã gìn giữ. Sau khi về, tôi sẽ chia sẻ tới bạn bè trong và ngoài nước về hành trình trên, hi vọng sẽ thu hút được nhiều người tham gia như tôi. Qua đó, rất mong ban tổ chức sẽ tiếp tục và phát triển mạnh hơn tuor tuyến du lịch tâm linh này” anh Nguyễn Trung Hậu chia sẻ.

11-1644994431.jpg
Những cung đường quanh co, để lại cho du khách nhiều cảm xúc khó quên

Tham gia chương trình, du khách được trải nghiệm nhiều hoạt động ý nghĩa như: Viếng, trồng cây lưu niệm tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên; tham dự lễ thắp nến tri ân, cầu siêu hương hồn các Anh hùng liệt sỹ; tham quan Làng Văn hoá du lịch cộng đồng thôn Thanh Sơn, xã Thanh Thuỷ; dâng hương tại Đền thờ các Anh hùng liệt sỹ mặt trận Vị Xuyên, giao lưu văn nghệ với những ca khúc cách mạng…

Bà Triệu Thị Tình, Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang cho biết: “Với phương châm phát triển song song với bảo tồn và phát huy giá trị di sản, thúc đẩy phát triển du lịch gắn với văn hóa, tâm linh. Trong thời gian tới, nhằm phát huy tối đa thế mạnh du lịch tâm linh, tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư về vị trí, vai trò của du lịch, nhất là loại hình du lịch tâm linh. Tiếp tục xây dựng các tuyến du lịch tâm linh chất lượng phục vụ du khách… Năm nay ngành chú trọng phát triển loại hình du lịch tâm linh, thăm viếng Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên; thăm chiến trường xưa… được du khách đánh giá cao. Ngoài ra tỉnh cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ và kêu gọi đầu tư, tôn tạo các di tích, đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách.

14-1644994431.jpg
Thành phố Hà Giang về đêm, yên ả bên dòng sông Lô

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên cương phía Bắc, mảnh đất Hà Giang là nơi yên nghỉ của hơn 4000 nghìn liệt sỹ đã anh dũng hi sinh. Việc tổ chức những tour du lịch trải nghiệm, hành quân theo dấu chân người lính như thế này sẽ giúp cho du khách, đặc biệt là thế hệ trẻ có cơ hội tìm hiểu về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, giáo dục tinh thần yêu nước hướng về nguồn cội mang những giá trị đặc trưng riêng.

Đức Anh