Rươi Tứ Kỳ - hướng đi bền vững nhờ sản vật "Lộc trời ban"

Mùa rươi là một trong những mùa đặc biệt đáng chờ đợi nhất của miền bắc Việt Nam đặc biệt là người dân Tứ Kỳ (Hải Dương). Như bao mùa khác, năm nay, chỉ còn ít ngày nữa bà con nơi đây lại bắt đầu đón "Lộc trời ban tặng" đặc sản trứ danh Tứ Kỳ.

Rươi Tứ Kỳ - Lộc trời ban

Rươi, một loại hải sản quý giá, được biết đến ở nhiều vùng miền của Việt Nam, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là sự xuất hiện của chúng tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Theo người dân cho biết rươi có từ hàng trăm năm trước, gắn liền với lịch sử phát triển nông nghiệp ven sông của người dân nơi đây.

Mỗi năm, vào mùa rươi từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch, người dân Tứ Kỳ lại háo hức chờ đón sự trở lại của loại "lộc trời" này. Hình ảnh những người dân với các dụng cụ thu hoạch rươi trở thành nét văn hóa đặc trưng của huyện, phản ánh sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên đất trời. Tuy nhiên hiện nay đầu ra của rươi Tứ Kỳ vẫn gặp nhiều khó khăn do chưa có công ty thu mua ổn định, chủ yếu vẫn là các thương lái thu mua nhỏ lẻ dẫn đến vẫn còn vài trường hợp ép giá người dân ông Phạm Hữa Khà thôn Thanh Kỳ, xã An Thanh,  huyện Tứ Kỳ cho biết.

z5894158315758-4928fdff78d84dce9a73c46615a25ac9-1728056476.jpg
Ông Phạm Hữu Khà thôn Thanh kỳ xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ đang kiểm tra chăm sóc rươi trước mùa thu hoạch (ảnh: Xuân Hiếu)

Rươi không chỉ đơn thuần là món ăn mà còn là nguồn thu nhập đáng kể cho người dân Tứ Kỳ. Mỗi mùa rươi, hàng trăm hộ gia đình trong khu vực tham gia thu hoạch và chế biến rươi, tạo việc làm cho nhiều lao động. Với giá trị kinh tế cao, rươi trở thành sản phẩm xuất khẩu, giúp nâng cao đời sống người dân. Các sản phẩm chế biến từ rươi như rươi nướng, rươi chiên hay rươi xào cũng được tiêu thụ mạnh, không riêng ở địa phương mà còn vươn ra các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành trên cả nước. Nhờ đó, nhiều hộ gia đình đã cải thiện điều kiện sống, xây dựng được những ngôi nhà khang trang và cho con cái học hành đàng hoàng hơn.

Hiện nay rất nhiều món ăn được chế biến từ rươi có giá trị dinh dưỡng cao ăn ngon, hấp dẫn. Các món ăn từ rươi nổi bật có thể kể đến như; Chả rươi đây là món ăn phổ biến nhất được làm từ rươi tươi, kết hợp với thịt lợn, gia vị và rau thơm, sau đó được chiên giòn. Chả rươi không chỉ có hương vị đậm đà mà còn rất bổ dưỡng. Rươi nướng; rươi được nướng lên, giữ được hương vị tự nhiên và rất thích hợp để ăn kèm với rau sống và nước chấm chua ngọt. Ông Phạm Xuân Luận Chủ nhiệm HTX Nông Nghiệp và DV An Thanh kể.

Rươi hữu cơ - hướng đi bền vững

Rươi, loài sinh vật sống dưới nước, được coi là một trong những đặc sản quý giá của vùng Tứ Kỳ, Hải Dương. Đặc biệt, với chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), rươi hữu cơ đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân. Sự phát triển của sản phẩm này không chỉ nâng cao giá trị dinh dưỡng mà còn góp phần quảng bá thương hiệu rươi Tứ Kỳ đến tay người tiêu dùng trong và ngoài nước.

z5892449193177-9778642ac9c3fcb80226f9488d1b2600-1728058992.jpg
Rươi Tứ kỳ - Lộc trời ban tặng ( Ảnh: Xuân Hiếu)

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu thị trường ngày càng cao, việc ứng dụng công nghệ cao trong quy trình nuôi trồng và chế biến rươi đang trở thành xu thế tất yếu. Các hộ sản xuất đã áp dụng công nghệ sinh học trong việc nuôi rươi, giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Hệ thống xử lý nước thải hiện đại và công nghệ bảo quản cũng được đầu tư, nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sự kết hợp giữa truyền thống và công nghệ cao không chỉ giúp nâng cao năng suất lao động mà còn bảo vệ môi trường, tạo điều kiện cho việc phát triển bền vững.

Để khai thác rươi bền vững, chính quyền địa phương và người dân cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý, thu hoạch rươi. Việc quy hoạch vùng nuôi trồng, bảo vệ môi trường sống tự nhiên của rươi là rất quan trọng. Ngoài ra, cần tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường và bảo tồn nguồn lợi tự nhiên. Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để cải thiện quy trình sản xuất cũng như tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới sẽ là những yếu tố then chốt cho sự phát triển bền vững của rươi Tứ Kỳ.

z5894157507481-c1e250ab55b7a100bb59d75f2b9fba0a-1728058824.jpg
Ông Phạm Văn Thiệp Chủ tịch UBND xã An Thanh - Tứ Kỳ (Ảnh: Xuân Hiếu)

Bên cạnh đó, ông Phạm Văn Thiệp Chủ tịch UBND xã An Thanh cho biết chúng tôi tiếp tục vận động bà con mở rộng sản xuất, tuân thủ bảo vệ môi trường hướng đến phát triển kinh tế bền vững. Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn xã còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề giao thông thủy lợi. Xã mong muốn được lãnh đạo các cấp quan tâm đầu tư cho địa phương.

Để phát huy lợi thế tiềm năng vốn có rươi tứ kỳ cần tăng cường quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng trong và ngoài nước. Cần đảm bảo chất lượng sản phẩm rươi thu hoạch và chế biến trong điều kiện tốt nhất để giữ nguyên được hương vị và chất lượng. Cần đẩy mạnh khai thác thị trường tiềm năng nước ngoài để mở rộng cơ hội xuất khẩu. Tập trung phát triển các sản phẩm rươi truyền thống có giá thị kinh tế cao. Kết hợp du lịch ẩm thực với đặc sản rươi tạo ra các tour du lịch trải nghiệm cho Du khách.

Từ đó, rươi Tứ Kỳ không chỉ là nơi sản sinh ra sản phẩm rươi hữu cơ chất lượng mà còn là tâm điểm của việc áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Hướng tới sự bền vững trong khai thác và bảo tồn rươi, hy vọng rằng, Tứ Kỳ sẽ tiếp tục khẳng định được vị thế của mình trên bản đồ ẩm thực và nông sản của Việt Nam./.

Xuân Hiếu