Nông sản tận dụng cơ hội, đẩy mạnh xuất khẩu

Tính đến nay, ngành nông nghiệp có bốn sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt hơn 2 tỷ USD, là cà phê, gạo, tôm và sản phẩm gỗ, góp phần quan trọng đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản bảy tháng đầu năm 2022 đạt gần 32,3 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2021.
2931-vyyn-nong-dan-yyc-huy-gia-lai-1-1660035311.jpg
Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản bảy tháng đầu năm 2022 đạt gần 32,3 tỷ USD

Đây là con số ấn tượng, khẳng định nỗ lực của cả lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nông sản. Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm, dự báo xuất khẩu nông sản sẽ phải đối mặt nhiều thách thức. Bộ Công thương đưa ra dự báo từ nay đến cuối năm, hoạt động xuất khẩu sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Nhận diện khó khăn

Hiện, giá vật tư đầu vào sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng mạnh, trong khi dịch Covid-19 vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến giao thương hàng hóa giữa các quốc gia. Bên cạnh đó, lạm phát kinh tế toàn cầu đã tác động đến nhu cầu tiêu dùng của người dân, khiến nhiều ngành hàng đứng trước nguy cơ sụt giảm sản lượng và kim ngạch xuất khẩu.

Cụ thể, xuất khẩu thủy sản tháng 7 đã sụt xuống dưới ngưỡng 1 tỷ USD, đạt 970 triệu USD, giảm 4% so với tháng 6/2022; trong đó tôm - mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong tháng 7 đã giảm gần 13% so với cùng kỳ, chỉ đạt 385 triệu USD. Riêng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng rau, quả thì liên tục sụt giảm, khiến bảy tháng đầu năm giảm tới 16,1% so với cùng kỳ, đạt hơn 1,9 tỷ USD, trong khi đây là ngành hàng có lợi thế lớn của Việt Nam.

Đây là con số ấn tượng, khẳng định nỗ lực của cả lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nông sản. Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm, dự báo xuất khẩu nông sản sẽ phải đối mặt nhiều thách thức. Bộ Công thương đưa ra dự báo từ nay đến cuối năm, hoạt động xuất khẩu sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Nhận diện khó khăn

Hiện, giá vật tư đầu vào sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng mạnh, trong khi dịch Covid-19 vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến giao thương hàng hóa giữa các quốc gia. Bên cạnh đó, lạm phát kinh tế toàn cầu đã tác động đến nhu cầu tiêu dùng của người dân, khiến nhiều ngành hàng đứng trước nguy cơ sụt giảm sản lượng và kim ngạch xuất khẩu.

Cụ thể, xuất khẩu thủy sản tháng 7 đã sụt xuống dưới ngưỡng 1 tỷ USD, đạt 970 triệu USD, giảm 4% so với tháng 6/2022; trong đó tôm - mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong tháng 7 đã giảm gần 13% so với cùng kỳ, chỉ đạt 385 triệu USD. Riêng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng rau, quả thì liên tục sụt giảm, khiến bảy tháng đầu năm giảm tới 16,1% so với cùng kỳ, đạt hơn 1,9 tỷ USD, trong khi đây là ngành hàng có lợi thế lớn của Việt Nam.

1551-13-1660035312.png
Xuất khẩu thủy sản tháng 7 đã sụt xuống dưới ngưỡng 1 tỷ USD

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam nhận định, sản xuất tôm trong nước và nhu cầu tôm thế giới sẽ không khả quan trong những tháng cuối năm 2022 nên các doanh nghiệp có thể đẩy mạnh xuất khẩu cá tra. Về thị trường, do thị trường Mỹ đang giảm sâu nên cần hướng tập trung vào thị trường châu Âu và Trung Quốc đang giữ được sự tăng trưởng tốt.

Đối với mặt hàng rau quả, nguyên nhân chủ yếu và quan trọng của sự sụt giảm đến từ thị trường Trung Quốc - do từ đầu năm 2022 đến nay, nước này liên tiếp đưa ra các biện pháp nghiêm ngặt phòng, chống Covid-19, làm ảnh hưởng nặng nề đến giao thương hàng hóa, nhất là các loại trái cây xuất khẩu theo đường tiểu ngạch. Vì vậy, ngoài việc tăng cường xuất khẩu sang thị trường Liên minh châu Ấu (EU), Nhật Bản, Mỹ, thì cần sẵn sàng chuyển hướng xuất khẩu từ tiểu ngạch sang chính ngạch tại thị trường Trung Quốc để giải quyết triệt để bài toán ùn tắc tại cửa khẩu.

Một số loại trái cây cần tập trung xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc thời điểm này là sầu riêng và chanh leo do Trung Quốc đã ký nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam; đồng thời đồng ý nhập khẩu thí điểm chính ngạch quả chanh leo Việt Nam từ đầu tháng 7/2022. Mặt khác, nhu cầu và giá bán hai loại quả này cũng đang ghi nhận sự tăng trưởng rất mạnh ở thị trường Trung Quốc. Đây là cơ hội lớn để xuất khẩu rau, quả cả năm đạt mục tiêu 4 tỷ USD, góp phần “tiếp sức” cho toàn ngành nông nghiệp năm 2022 “về đích” với con số kim ngạch xuất khẩu 55 tỷ USD như kỳ vọng.

Bên cạnh đó, nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng, giá cước vận tải tăng mạnh do giá xăng dầu tăng cao cũng gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu. Lo ngại hơn, trong thời gian tới, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam phải đối mặt với giá nguyên, nhiên, vật liệu nhập khẩu tăng cao sẽ tác động đến giá hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cho biết, hầu hết các doanh nghiệp đang rất khó khăn khi đơn hàng xuất khẩu gỗ giảm sút. Lạm phát tăng cao ở các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Anh... đang tác động tiêu cực trực tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành gỗ.

Đa dạng thị trường

Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên, hiện nay thương mại toàn cầu đang đứng trước nhiều sức ép do những diễn biến phức tạp của tình hình địa chính trị và cạnh tranh chiến lược gay gắt giữa các nước lớn; lạm phát tiếp tục tăng cao ở nhiều nền kinh tế lớn… Từ đó dẫn tới nhiều hệ lụy cho hoạt động xuất, nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế trong nước do nền kinh tế nước ta có độ mở lớn, trên 200%.

192904526-1-1660035311.jpg
Những tháng cuối năm, xuất khẩu nông sản đối diện với nhiều khó khăn

Bối cảnh này đòi hỏi sự kết nối, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn giữa hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp sản xuất để các bên có thể cập nhật, chia sẻ nhanh nhất, chính xác nhất về thông tin thị trường, các quy định, chính sách mới của các nước, giúp các ngành, địa phương, doanh nghiệp xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp, tận dụng tốt nhất các cơ hội để phát triển thị trường, thúc đẩy xuất khẩu.

Ở góc độ khác, theo Phó Cục trưởng Cục Giám sát Quản lý (Tổng cục Hải quan) Đào Duy Tám, các doanh nghiệp cần tập trung nâng cao chất lượng nông sản theo hướng đáp ứng được những điều kiện, tiêu chuẩn của nước nhập khẩu; đa dạng hóa đối tượng khách hàng và thị trường xuất khẩu nông sản để tránh phụ thuộc vào một đối tượng khách hàng, một thị trường truyền thống. Cùng với đó, chú trọng hoàn thành thủ tục hải quan sớm để khi hàng hóa đưa ra cửa khẩu không phải chờ đợi, bảo quản chờ xuất khẩu…

Dự kiến mức tăng trưởng kinh tế của nhiều nước sẽ giảm và thấp hơn so với năm 2021. Người tiêu dùng giảm bớt chi tiêu, theo đó các nước sẽ giảm nhập khẩu hàng hóa. Các vấn đề trên sẽ tác động trực tiếp đến doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, trong đó có doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.

Còn theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, doanh nghiệp muốn duy trì được mức tăng trưởng xuất khẩu thì phải nắm bắt thông tin từ các thị trường nhanh để có sự linh hoạt trong xây dựng, điều hành kế hoạch sản xuất cho phù hợp. Hiện nay, Việt Nam đã mở rộng giao thương với hầu hết quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới nên ngoài một số thị trường chính như: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... doanh nghiệp cần tìm hiểu mở rộng tiêu thụ hàng hóa ở các thị trường khác.