Những thuật ngữ cần biết khi phát triển lâm nghiệp

Vậy các kí hiệu về đất rừng như RDN, RDT, RDK, RDM được hiểu như thế nào và các quy định về đất rừng đặc dụng hiện nay ra sao?
r-1697854942.jpg
Những thuật ngữ cần biết khi phát triển lâm nghiệp.

- RDN, RDT, RDK, RDM là đất gì? Căn cứ theo quy định tại Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT quy định:

RDN: kí hiệu của đất rừng đặc dụng là rừng tự nhiên. Theo thống kê, kiểm kê diện tích đất có rừng đặc dụng đạt tiêu chuẩn rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên hoặc tái sinh có trồng bổ sung; kể cả diện tích các hạng mục công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật trong rừng theo thiết kế phục vụ cho bảo vệ, phát triển rừng.

RDT: kí hiệu của đất rừng đặc dụng là rừng trồng, là loại đất được hình thành do con người trồng mới trên đất chưa có rừng hay cải tạo tự nhiên; trồng lại hoặc tái sinh sau khai thác rừng trồng; kể cả diện tích các hạng mục công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật trong rừng theo thiết kế phục vụ cho bảo vệ, phát triển rừng theo thống kê, kiểm kê diện tích đất có rừng đặc dụng đạt theo tiêu chuẩn quy định.

RDK: kí hiệu đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng: là loại đất rừng đặc dụng đã có rừng nhưng bị khai thác, chặt phá, hỏa hoạn hoặc đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồi rừng bằng hình thức tự nhiên.

RDM: kí hiệu đất đang sử dụng để bảo vệ, phát triển rừng đặc dụng, là loại đất đã được giao, cho thuê sử dụng vào mục đích rừng đặc dụng và đã, đang được trồng rừng (rừng mới trồng) hoặc đang trong giai đoạn khoanh nuôi tái sinh tự nhiên hoặc khoanh nuôi tái sinh có kết hợp trồng bổ sung cây lâm nghiệp theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhưng chưa đạt tiêu chuẩn rừng; kể cả diện tích các hạng mục công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật trong rừng theo thiết kế phục vụ cho bảo vệ, phát triển rừng.

- Mục đích sử dụng của rừng đặc dụng?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật lâm nghiệp năm 2017 quy định về rừng đặc dụng như sau: Rừng đặc dụng với mục đích sử dụng chủ yếu là để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; hoặc mục đích để nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; cung ứng dịch vụ môi trường rừng như: Vườn quốc gia; Khu dự trữ thiên nhiên; Khu bảo tồn loài - sinh cảnh; Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia.

- Quy định về sử dụng rừng đặc dụng:

- Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng: Đối với vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh: - Đối tượng được khai thác gồm: + Cây gỗ đã chết, cây gãy đổ, nấm trong phân khu dịch vụ; hành chính của rừng đặc dụng. + Gỗ, củi, thực vật rừng ngoài gỗ, nấm trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. + Thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, nguồn gen sinh vật theo nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Không được khai thác lâm sản trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; không khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ trong phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng.

Điều kiện được khai thác: + Trường hợp khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ, nấm trong phân khu dịch vụ; hành chính của rừng đặc dụng: phải có phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. + Trường hợp khai thác tận dụng gỗ, củi, thực vật rừng ngoài gỗ, nấm trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt: có quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. + Trường hợp thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, nguồn gen sinh vật theo nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt: có chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học được phê duyệt.

Đối với khu rừng bảo vệ cảnh quan: - Đối tượng được khai thác bao gồm:

+ Gỗ, củi, thực vật rừng ngoài gỗ, nấm trong quá trình thực hiện biện pháp lâm sinh để bảo tồn, tôn tạo, khôi phục hệ sinh thái, cảnh quan, văn hóa, lịch sử và trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình.+ Mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, nguồn gen sinh vật theo nhiệm vụ khoa học và công nghệ. + Rừng tín ngưỡng, được khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ, thực vật rừng, nấm, lâm sản ngoài gỗ; khai thác gỗ phục vụ mục đích chung của cộng đồng.

– Điều kiện được khai thác: + Trường hợp đối tượng khai thác là gỗ, củi, thực vật rừng ngoài gỗ, nấm trong quá trình thực hiện biện pháp lâm sinh để bảo tồn, tôn tạo, khôi phục hệ sinh thái, cảnh quan, văn hóa, lịch sử và trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình: có dự án lâm sinh trong trường hợp khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh. + Trường hợp đối tượng khai thác như trên trong phạm vi giải phóng mặt bằng thì cần có quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.+ Trường hợp đối tượng khai thác là mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, nguồn gen sinh vật theo nhiệm vụ khoa học và công nghệ: cần có chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học được phê duyệt.+ Trường hợp đối tượng khai thác là rừng tín ngưỡng, được khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ, thực vật rừng, nấm, lâm sản ngoài gỗ; khai thác gỗ phục vụ mục đích chung của cộng đồng: cần có phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đối với khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học: - Đối tượng khai thác bao gồm: + Khai thác lâm sản theo nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.+ Gỗ, củi, thực vật rừng ngoài gỗ, nấm trong quá trình thực hiện điều chỉnh tổ thành rừng, nuôi dưỡng rừng và áp dụng biện pháp lâm sinh khác; khai thác tận thu gỗ, củi, thực vật rừng trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.+ Rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, nguồn gen phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

- Điều kiện khai thác: + Đối tượng khai thác là lâm sản theo nhiệm vụ khoa học và công nghệ; rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, nguồn gen phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: phải có chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học được duyệt. + Đối tượng khai thác là gỗ, củi, thực vật rừng ngoài gỗ, nấm trong quá trình thực hiện điều chỉnh tổ thành rừng, nuôi dưỡng rừng và áp dụng biện pháp lâm sinh khác; khai thác tận thu gỗ, củi, thực vật rừng trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt: cần có dự án lâm sinh.

Đối với vườn thực vật quốc gia, rừng giống quốc gia: - Đối tượng khai thác bao gồm: + Vật liệu giống. + Gỗ, củi, thực vật rừng ngoài gỗ, nấm trong quá trình thực hiện điều chỉnh tổ thành rừng, nuôi dưỡng rừng và áp dụng biện pháp lâm sinh khác; khai thác tận thu gỗ, củi, thực vật rừng, nấm trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ.

- Điều kiện được khai thác: + Có dự án lâm sinh và phương án khai thác tận thu gỗ. + Quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng: - Thực hiện theo đề tài, dự án, kế hoạch đã được duyệt: đối với trường hợp chủ rừng tự tổ chức.- Trường hợp các tổ chức nghiên cứu khoa học, cơ sở đào tạo, nhà khoa học, học sinh, sinh viên thực hiện việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập:

+ Phải có kế hoạch nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập tại khu rừng đặc dụng cung cấp bản chính. + Các hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, thu thập mẫu vật, nguồn gen, vận chuyển, lưu giữ, công bố mẫu vật, nguồn gen thực hiện theo quy định của pháp luật, quy chế quản lý và sự hướng dẫn, giám sát của chủ rừng. + Thông báo cho chủ rừng về kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập hoặc tài liệu công bố trong nước hoặc quốc tế.  

- Nếu như chủ rừng tổ chức, hợp tác, liên kết hoặc cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng phải bảo đảm sẽ không được làm ảnh hưởng đến việc bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường và các chức năng khác của khu rừng.

Đảm bảo việc ổn định đời sống dân cư khi sinh sống trong rừng đặc dụng và vùng đệm của rừng đặc dụng:  Đảm bảo không được di dân từ nơi khác đến rừng đặc dụng; Ban quản lý đảm bảo việc khoán bảo vệ rừng cũng như phát triển rừng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ để bảo vệ và phát triển rừng; Ban quản lý rừng đặc dụng khoán bảo vệ và phát triển rừng hoặc hợp tác, liên kết với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ để bảo vệ và phát triển rừng đối với phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng; Trách nhiệm của bản quản lý rừng trong việc xây dựng các chương trình cũng như dự án đầu tư phát triển vùng đệm phải được đảm bảo./.

Ngọc Ánh (t/h)