Những tập đoàn đang sở hữu đội bóng đá tham gia V-League (Kỳ 2)

Được sở hữu và tài trợ bởi những tập đoàn tên tuổi tại Việt Nam, các đội bóng tham gia V-League đã phát triển vượt bậc trong những năm gần đây, tạo tiền đề cho ĐTQG mộ quân và gặt hái thành công rực rỡ. Tiếp tục điểm qua những "gương mặt" Doanh nghiệp nổi bật trong lĩnh vực còn tương đối mới mẻ này để có cái nhìn chân thực và khách quan nhất.

5. CLB Thanh Hoá

CLB Thanh Hoá, với tên thương mại đầy đủ là CLB Bóng đá Đông Á Thanh Hoá. Sau năm 1954, phong trào thể thao và bóng đá ở Thanh Hóa phát triển mạnh, dự định thành lập một đội bóng đá của tỉnh để làm nòng cốt phát triển phong trào bóng đá trong tỉnh. Năm 1962, để làm nòng cốt phát triển phong trào bóng đá, Ban thể dục thể thao tỉnh Thanh Hóa đã chính thức thành lập Đội bóng đá thanh niên Thanh Hóa, quy tụ các tài năng bóng đá được tuyển chọn. Tháng 5 năm 2005, đội bóng đá Thanh Hóa ký hợp đồng tài trợ trị giá 1,5 tỷ đồng với công ty liên doanh IBD và quyết định ghép tên Halida cũng như đổi tên thành Câu lạc bộ bóng đá Halida Thanh Hóa. Năm 2008, đội được chuyển giao cho Tập đoàn Công Thanh tiếp nhận và đội chuyển sang cái tên mới Câu lạc bộ bóng đá Xi măng Công Thanh Thanh Hóa.

Năm 2009, nhà tài trợ Xi măng Công Thanh ngừng tài trợ khi chưa hết mùa giải. Câu lạc bộ bóng đá Xi măng Công Thanh Thanh Hóa được chuyển giao về UBND tỉnh Thanh Hóa và chính thức được dùng tên gọi Câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa.

clb-thanh-hoa-1639712929.jpg
Thành tích của CLB Thanh Hoá vẫn chưa tốt dù được "chống lưng" bởi doanh nghiệp lớn

Mãi đến giai đoạn 2010-2018 sau khi gặp nhiều “sự cố” ngoài ý muốn từ các nhà tài trợ, câu lạc bộ được tập đoàn FLC chính thức tiếp nhận và có được cho đội tuyển những thành tích nổi bật. Như giành vị trí Á Quân hai năm 2017, 2018, hạng ba 2014, 2015 tại V-League, Á Quân cúp quốc gia Việt Nam 2018. Giai đoạn 2019-2021 câu lạc bộ hiện đang thi đấu tại V-League. Đội bóng thuộc quyền quản lý, điều hành và khai thác thương hiệu của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Câu lạc bộ bóng đá Đông Á Thanh Hoá do ông Cao Tiến Đoan làm chủ. Tập đoàn Nhựa Đông Á nổi tiếng với các sản phẩm nhựa dân dụng và mở rộng đầu tư tới nhiều lĩnh vực như thể thao, bất động sản... Đây được coi là một sự chuẩn bị tốt để câu lạc bộ bóng đá Đông Á Thanh Hoá phấn đấu trụ hạng, hướng tới giành vị trí vị trí cao hơn trong V-League.

6. CLB Bình Dương

Kế đến là câu lạc bộ bóng đá Becamex Bình Dương - một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam, có trụ sở tại thành phố Thủ Dầu Một, thuộc quyền Sở hữu của Công ty Cổ phần Thể thao bóng đá Bình Dương. Tiền thân của câu lạc bộ mang tên Đội bóng đá Sông Bé được thành lập năm 1976 do chủ tịch Hồ Hồng Thạch điều hành. Năm 2003 Becamex Bình Dương bắt đầu thăng hạng và lên thi đấu ở V-League. Nhận được sự đầu tư chuyên nghiệp và bài bản, câu lạc bộ đã giành rất nhiều thành tích đáng ấn tượng như vô địch quốc gia và vô địch V-League năm 2007, 2008, 2014, 2015…. Tuy là một “đàn em” phát triển muộn hơn so với các câu lạc bộ khác nhưng Becamex Bình Dương đã khẳng định vị thế của bản thân khi lập nhiều kỷ lục như bất bại 14 trận, đội vô địch đạt nhiều điểm nhất, ghi nhiều bàn thắng nhất, vô địch sớm nhất…. Đứng sau những thành công đó không thể không kể đến nhà tài trợ Becamex IDC.

clb-binh-duong-1639713543.jpg
CLB Bình Dương luôn nằm trong TOP những đội bóng đạt phong độ cao tại V League nhờ chính sách chuyển nhượng hợp lý của chủ đầu tư Becamex

Tổng công ty Becamex IDC là một doanh nghiệp nhà nước đa ngành nghề có trụ sở tại Sông Bé. Lĩnh vực mà công ty tham gia bao gồm: chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng, thương mại, vật liệu xây dựng, dược phẩm, y tế…. Với danh thu hàng năm trên 7 nghìn tỷ VNĐ mỗi năm. Công ty còn được trao huân chương lao động hạng nhất năm 2000 và huân chương độc lập hạng ba năm 2009. Có được sự tài trợ vững vàng, dồi dào câu lạc bộ Becamex Bình Dương đang tiếp tục trở thành một trong những đội bóng tiềm năng cho chức vô địch V-League 2022 sắp tới đây.

7. CLB Hà Nội

Từng là cái tên khiến nhiều cổ động viên quan tâm không chỉ vì kết quả chuyên môn, CLB Hà Nội còn được nhắc tới với "sự cố" là một trong 3 đội bóng thuộc sở hữu của một ông chủ. Thành lập năm 2006 thuộc sở hữu của công ty Cổ phần thể thao T&T, Hà Nội T&T sau đó được tổi tên thành CLB Hà Nội. Ba mùa bóng đầu tiên trong lịch sử tồn tại của mình, từ một đội bóng gồm đa số các cầu thủ trẻ do huấn luyện viên Triệu Quang Hà dẫn dắt, đội đã liên tiếp thăng ba hạng, từ hạng ba lên hạng nhì, cuối cùng là hạng nhất trước khi giành quyền thi đấu ở V-League 2009. Sau khi quyết định thay HLV từ năm 2010 đến nay dù ở giải đấu quốc gia, V-League hay ở các giải đấu lớn nhỏ, câu lạc bộ Hà Nội luôn đứng trong top 3 mạnh nhất mùa giải. Trong 10 năm ngắn ngủi, đội tuyển đã đạt 11 chức vô địch, 11 chức Á quân và 3 giải ba. Câu lạc bộ cũng thu hút rất nhiều cầu thủ trẻ tài năng tham gia thi đấu nhờ có những ưu đãi hậu hĩnh đến từ công ty T&T. Trải qua dịch Covid-19, bước vào V-League 2021 câu lạc bộ Hà Nội tỏ ra sự sa sút khi một làn nữa thay đổi HLV và được nhận định là mùa giải thất bại mặc dù CLB đang chịu rất nhiều “dị nghị”.

clb-ha-noi-1639713990.jpg
Sở hữu Quang Hải trong đội hình, CLB Hà Nội thể hiện tiềm lực tài chính của ông bầu Đỗ Quang Hiển

Đồng hành cùng thành công của câu lạc bộ bóng đá Hà Nội là công ty cổ phần thể thao T&T do chủ tịch Đỗ Quang Hiển sáng lập kiêm tổng giám đốc. Các lĩnh vực mà T&T group tập trung là đầu tư tài chính, ngân hàng, bất động sản, năng lượng, nông nghiệp, lâm nghiệp, y tế, giáo dục. Với mục tiêu năm 2030 trở thành tập đoàn kinh tế lớn trong khu vực Đông Nam Á. Tập đoàn T&T Group luôn xây dựng chiến lược phát triển phù hợp trong từng giai đoạn có định hướng lâu dài, phát triển bền vững theo các chuẩn mực Quốc tế. Mặc dù có được sự hỗ trợ nguồn lực từ T&T group nhưng cái quan trọng mà câu lạc bộ Hà Nội đang thiếu là một huấn luyện viên tốt để dẫn dắt đội tuyển trở lại thời kỳ đỉnh cao của chính mình.

8. CLB Đà Nẵng

Cũng là một CLB trực thuộc quyền quản lý của doanh nhân Đỗ Quang Hiển, SHB Đà Nẵng đặt trụ sở tại thành phố Đà Nẵng và đang thi đấu tại giải vô địch quốc gia. Đội bóng đã giành được 3 chức vô địch V-League, 2 Cúp Quốc gia, 1 Siêu cúp Quốc gia và một số danh hiệu khác.Tiền thân của Câu lạc bộ bóng đá Đà Nẵng là Đội bóng đá Quảng Nam-Đà Nẵng. Vào đầu thập niên 1990, Quảng Nam-Đà Nẵng là một câu lạc bộ mạnh, đỉnh cao là chức vô địch quốc gia năm 1992, cùng 3 lần giành ngôi á quân (1987, 1990, 1991). Sau đó bóng đá Đà Nẵng chia tay một loạt cầu thủ và bắt đầu thoái trào. Đến trước mùa giải V-League 2008, đội tuyển đổi tên thành SHB Đà Nẵng sau khi Sở Thể dục thể thao TP Đà Nẵng chuyển giao đội bóng cho Ngân hàng SHB. Công ty Cổ phần Thể thao SHB Đà Nẵng chính thức ra mắt vào năm 2009. Với mức đầu tư trên 55 tỉ đồng, mùa giải V-League 2009 là mùa giải thành công với câu lạc bộ SHB Đà Nẵng khi họ giành được cú đúp vô địch quốc gia và cúp quốc gia 2009.

san-van-dong-hoa-xuan-1639714226.JPG
Sân vận động Hoà Xuân - sân nhà của CLB Đà Nẵng luôn được lấp kín bởi cổ động viên cuồng nhiệt

Công ty cổ phần thể thao SHB do ông Trần Văn Long làm giám đốc điều hành. Bao gồm các ngành nghề như In ấn, xây dựng, bán dụng cụ thể thao, vận tải, dịch vụ ăn uống. Công ty cùng thuộc ngân hàng SHB cũng do chủ tịch Đỗ Quang Hiển của T&T Group đầu tư. Vì vậy, CLB nằm trong danh sách những đội tuyển mạnh của V-League do “bầu Hiển” nắm giữ.

9. CLB Bình Định

Một đại diện khác của miền Trung, cùng với Sông Lam Nghệ An và SHB Đà Nẵng là Topenland Bình Định, hay còn được người hâm mộ ưu ái với tên gọi "Đội bóng Đất Võ". Được thành lập vào năm 1975 với tiền thân là Đội bóng đá thanh niên Bình Định. Từ khi thành lập đến năm 2008 câu lạc bộ không đạt nhiều dấu ấn quan trọng mà thay vào đó là sự ra đi hầu hết toàn bộ lứa cầu thủ vàng của Bình Định, đội phải thi đấu với lứa cầu thủ trẻ. Đến năm 2009, đôi tuyển chính thức chuyển sang thi đấu chuyên nghiệp. Giành được hạng ba giải bóng đá U-21 Việt Nam 2015, Á quân giải U-13 Việt Nam năm 2010. Sau 10 năm vắng bóng tại “đấu trường” Topenland Bình Định quay trở lại sân chơi cao nhất Việt Nam bằng việc giành chức vô địch hạng nhất quốc gia 2020 vừa qua. Cùng với sự quay trở lại này, nhà tài trợ Hưng Thịnh Land đã ký kết tài trợ cho câu lạc bộ trong năm 2021-2023.

clb-binh-dinh-1639714484.jpg
Sở hữu bởi nhà Phát triển Bất động sản lớn, không bất ngờ khi CLB Bình Định có ngân sách chiêu mộ nhiều ngoại binh chất lượng

Tập đoàn Hưng Thịnh Land là tập đoàn chuyên về các dự án bất động sản lớn, được đánh giá là nhà phát triển bất động sản uy tín top 10 Đông Nam Á năm 2020 do ông Nguyễn Đình Trung giữ vai trò chủ tịch. Cuối năm 2020, Hưng Thịnh Land đưa ra quyết định tài trợ 300 tỷ cho câu lạc bộ Topenland Bình Định trong 3 năm tương đương mỗi năm 100 tỷ VNĐ. Đây được coi là bệ phóng thúc đẩy Topenland Bình Định đạt được nhiều thành tích hơn trong các mùa giải tới đây. Hãy cùng đón chờ sự thể hiện xuất sắc hơn của câu lạc bộ bóng đá Topenland Bình Định./.

Thái Hà