Những tập đoàn đang sở hữu đội bóng đá tham gia V-League (Kì 1)

Giải vô địch bóng đá Quốc gia V-League được xếp vào giải đấu chuyên nghiệp có thứ hạng cao nhất Việt Nam. Giải đấu bao gồm 14 đội bóng thi đấu theo thể thức đấu vòng tròn trên sân nhà và sân khách. Tính đến nay, V-League đã trải qua 20 mùa giải với sự cạnh tranh khốc liệt từ những đội bóng trong nước. Đứng sau các đội tuyển đầy triển vọng sẽ tham gia V-League 2022 sắp diễn ra là những tập đoàn lớn nào ?
  •  

1. CLB Hoàng Anh Gia Lai

CLB Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), có trụ sở tại Pleiku-Gia Lai do ông Đoàn Nguyên Đức điều hành. Đội bóng được thành lập năm 1976 với tiền thân là Đội bóng đá Gia Lai cho đến năm 2001 được tập đoàn HAGL tài trợ nên đổi tên thành Câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai, từ đó trở thành một trong những đội bóng chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam. Những năm tiếp theo đánh dấu những thành tích nổi bật đầu tiên của đội tuyển như voi địch V-League 2003, giành hai siêu cúp quốc gia vào năm 2003 và 2004. Năm 2007 là bước ngoặt lớn khi ông Đoàn Nguyên Đức ký thoả thuận với ông lớn tại giải Ngoại hạng Anh Arsenal. Đội tuyển HAGL tập trung vào đào tạo bài bản những lứa cầu thủ trẻ, cho đến năm 2015 chủ tịch điều hành đã đưa ra quyết định thay đổi đội hình từ trong ra ngoài, cùng với đó là đầu tư những thiết bị hiện đại nhất lúc bấy giờ.

clb-hoang-anh-gia-lai-1639625890.jpgDoanh nghiệp sở hữu có tiềm lực kinh tế mạnh, cùng đơn vị tài trợ là một trong những tên tuổi hàng đầu nhưng Hoàng Anh Gia Lai đặt mục tiêu phát triển bền vững cùng những cầu thủ xuất thân từ lò đào tạo trẻ

Sự thành công ngày nay của đội tuyển một phần nhờ vào sự đầu tư lớn và kỹ lưỡng từ tập đoàn HAGL cũng do Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức đặt nền móng. Xuất phát điểm của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai chỉ là một nhà sản xuất nội thất nhỏ, sau khi đạt được những thành tựu đáng kể, tập đoàn đã đa dạng hoá danh mục đầu tư sang các ngành nghề khác như cao su, tài chính, bóng đá. Năm 2010 tập đoàn được đánh giá có tốc độ phát triển tài sản nhanh nhất Việt Nam và nhanh thứ nhì năm 2011. Ngoài ra, HAGL cũng phát triển mạnh ở nước ngoài với khoản đầu tư xấp xỉ 1 tỷ USD vào Lào, hàng trăm triệu USD vào Myanmar, Campuchia.

2. CLB Viettel

Xuất hiện với cái tên hoàn toàn mới, nhưng bề dày lịch sử của CLB Viettel là không phải bàn cãi khi tiền thân của CLB là Đội bóng đá Thể Công. Năm 2009 Bộ Quốc phòng đã quyết định xóa tên Thể Công và chuyển giao cho Tổng công ty viễn thông Viettel quản lý lấy tên Trung tâm đào tạo bóng đá Viettel làm nền tảng. Là một CLB có bề dày thành tích cùng 19 chức vô địch quốc gia, hiện tại CLB tập trung đào tạo chuyên nghiệp lứa cầu thủ U11-U19, nhằm cung cấp lực lượng chuyên nghiệp cho CLB và ĐTQG. Qua nhiều lần đổi tên đến năm 2014, tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội ký quyết định đổi tên Trung tâm Đào tạo Bóng đá Viettel thành Trung tâm Thể thao Viettel và cái tên Câu lạc bộ bóng đá Viettel được chính thức đặt cho đội bóng.

clb-viettel-1639625775.jpg

Là một trong những tập đoàn Viễn thông hàng đầu Việt Nam, CLB Viettel không ngại ngần bạo chi để đưa về những ngoại binh chất lượng

Tập đoàn Viettel là một tập đoàn viễn thông lớn đi đầu trong hành trình phát triển mạng lưới liên lạc của Việt Nam.Các ngành nghề chính của tập đoàn liên quan tới dịch vụ viễn thông, sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, công nghiệp quốc phòng, an ninh mạng… Sản phẩm nổi bật mà Viettel nắm giữ thị phần lớn nhất thị trường là mạng di động Viettel và chuỗi bán lẻ điện thoại có sức cạnh tranh tốt cùng các đơn vị cùng lĩnh vực như Thế giới Di Động hay FPT Shop. Tập đoàn cũng đầu tư tại 10 thị trường nước ngoài với doanh thu hàng năm trên 10 tỷ USD, được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Nguồn lực khổng lồ, Viettel nhanh chóng đáp ứng kỳ vọng của cổ động viên bằng cách mang về những bản hợp đồng chất lượng, bên cạnh đó cũng đầu tư "gia cố" tương lai với lò đào tạo trẻ được hợp tác đào tạo cùng CLB hàng đầu tại Đức - Borussia Dortmund.

3. CLB Than Quảng Ninh

Là một trong những đội bóng nhận được nhiều kỳ vọng tại V-League, nhưng CLB Than Quảng Ninh hiếm khi thể hiện phong độ ấn tượng đối với người hâm mộ. Ngày 24 tháng 4 năm 1956, khu ủy Hồng Quảng đã tập hợp những vận động viên không chuyên đam mê bóng đá để thành lập Đội bóng đá Thanh niên Hồng Quảng. Năm 1967 sau khi Hồng Quảng sáp nhập thành tỉnh Quảng Ninh, đội bóng được đổi tên gọi thành Đội bóng đá Quảng Ninh. Đội bắt đầu thi đấu tại V.League từ năm 2014 sau khi đã giành ngôi á quân hạng Nhất mùa giải trước đó. Năm 2016, đội lần đầu tiên đoạt ngôi Vô địch tại cúp quốc gia.

clb-than-quang-ninh-1639625677.jpgCLB Than Quảng Ninh từng nổi tiếng với đơn vị sở hữu có tên tuổi trong ngành khai thác khoáng sản Việt Nam

Từ những năm 2017 câu lạc bộ than Quảng Ninh được Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam tài trợ. Là tập đoàn công nghiệp quốc gia của Việt Nam, với lĩnh vực chính là khai thác than đá và khoáng sản. Tập đoàn được thành lập năm 2005, trên cơ sở Tổng Công ty Than Việt Nam và Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam. Ngành nghề của tập đoàn tập trung chủ yếu vào khai thác than, khoáng sản, điện, cơ khí, xây lắp. Bước vào công cuộc Đổi mới, ngành Than Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn, thử thách gay gắt. Do thiếu sự tổ chức và quản lý thống nhất của Nhà nước đã đẩy các công ty than chính thống vào tình thế phải thu hẹp sản xuất, ngành Than đã lâm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng. Đó là một phần lý do khiến đội tuyển than Quảng Ninh phải tạm dừng thi đấu năm 2020-2021 vừa qua. Dù chưa đạt được nhiều thành tựu cho tại đấu trường cao nhất Việt Nam V-League, tuy nhiên CLB Than Quảng Ninh vẫn đóng góp nhiều cầu thủ đầy chất lượng cống hiến cho Đội tuyển Quốc gia.

4. CLB Nam Định

CLB Nam Định, hay trước đây là CLB Dược Nam Hà Nam Định là một trong những câu lạc bộ giàu truyền thống và có nổi tiếng với đội ngũ cổ động viên nhiệt thành luôn lấp đầy sân Thiên Trường. Câu lạc bộ được thành lập năm 1965 do Chủ tịch Nguyễn Tân Anh điều hành có trụ sở tại thành phố Nam Định. Đi lên từ một câu lạc bộ bóng đá địa phương với tiền thân là đội Cotonkin thi đấu cho giải Đông Dương năm 1943-1945. Đến năm 2000 câu lạc bộ tham gia giải bóng đá chuyên nghiệp lần đầu tiên và giành vị trí Á quân. Sau đó là những thành tích ấn tượng khi đội tuyển liên tục tham gia giải bóng đá hạng nhất quốc gia 2007-2017. Bắt đầu từ 2003 đội bóng đá cũng đã trải qua nhiều lần đổi tên như: Mikado Nam Định, Câu lạc bộ Đạm Phú Mỹ, Megastar Nam Định… cho đến 2013 tên gọi câu lạc bộ Nam Định mới được giữ nguyên không thay đổi. Vì là một câu lạc bộ địa phương không để lại nhiều dấu ấn mang tiếng vang nên vài năm một lần đội tuyển đều có nhà tài trợ mới.

duoc-nam-ha-nam-dinh-1639625375.jpg
Hình ảnh ảm đạm trên sân Thiên Trường có lẽ chỉ có thể bắt gặp trong thời kỳ Covid-19 hoành hành

Tại V-League 2020-2021, công ty cổ phần thể thao Dược Nam Hà Nam Định dù rút tên ra khỏi tên chính thức của CLB, nhưng vẫn là nhà tài trợ chính của đội bóng. Tiền thân là một đơn vị dược phẩm, hiện nay, Dược Nam Hà Nam Định đã mở rộng phạm vi hoạt động sang cung cấp, cho thuê dụng cụ thể thao, dịch vụ đồ uống và đầu tư bất động sản. Cùng sự đầu tư mạnh mẽ từ nhà tài trợ, CLB Nam Định đã tạo ra sự bất ngờ khi đánh bại câu lạc bộ Hà Nội- Á quân mùa giải trước, một khởi đầu đầy hứa hẹn cho mùa giải kế tiếp./.