Đây là cây thân thảo, sống nhiều năm. Cây Hoàng cầm trưởng thành có thể có chiều cao từ 30 - 60 cm. Rễ phát triển mạnh, củ rễ có hình cây chùy, vỏ ngoài sần sùi màu nâu nhạt. Lõi củ màu vàng nhạt. Thân cây hình ống dài, chia thành nhiều nhánh con. Lá mọc đối xứng, cuống lá ngắn, phiến lá hình thoi thon dài có màu xanh non mởn. Hoa cây hoàng cầm mọc chủ yếu ở phần ngọn. Hoa hình loa, đầu cách xòe giống đôi môi, màu tím nhạt lẫn màu lam.
Bộ phận dùng làm thuốc
Phần rễ cây hoàng cầm chính là bộ phận được sử dụng để làm dược liệu chữa bệnh. Cây mọc chủ yếu ở vùng cao nguyên đất vàng, trên các sườn núi hướng về phía mặt trời mọc. Điển hình nhất là ở các khu vực phía Bắc, Tây Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây được di thực ở những vùng khí hậu mát.
Thu hái và sơ chế
Người ta thu hái chủ yếu chủ yếu vào mùa xuân hoặc mùa thu. Ban đầu sẽ đào lấy rễ, cắt bỏ rễ con rồi rửa sạch đất cát. Sau đó phơi khô, cạo bỏ vỏ bên ngoài và tiếp tục phơi khô hoàn toàn.
Tác dụng của rễ cây Hoàng cầm
+ Tác dụng kháng khuẩn: cây hoàng cầm giúp kháng khuẩn cực tốt, đặc biệt là ức chế tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lao, nấm da…
+ Tác dụng đối với huyết áp: Theo nghiên cứu trên mèo, chó, thỏ, hoàng cầm giúp hạ huyết áp tốt.
+ Tác dụng chuyển hóa lipit: Hỗn hợp nước sắc của hoàng cầm giúp làm hạ lipid ở người được điều trị bằng Thyroid.
+ Tác dụng đối với vị trường: Nước sắc từ dược liệu giúp ức chế nhu động ruột.
+ Rễ Hoàng cầm có tác dụng hạ thân nhiệt.
+ Nước sắc có tác dụng lợi tiểu đối với người khỏe mạnh và chó.
+ Cồn chiết và nước sắc từ rễ cây hoàng cầm có khả năng tăng lượng mật ở thỏ và chó.
+ Hoạt chất Baicalin làm giảm phản xạ và khả năng di chuyển của chuột.
Theo y học cổ truyền, rễ cây Hoàng cầm có công dụng:
+ Tiết lợi, tiêu cốc, trục thủy, trừ thấp nhiệt, tả phế hỏa, chỉ huyết, an thai, hạ huyết bế,…
+ Chủ trị ho do phế nhiệt, trị đau bụng, hoàng đản, tiêu chảy, lỵ, điều trị đau mắt đỏ, mắt đau, mụn nhọt, tiêu ra máu, thai động, chảy máu cam, rong kinh, thấp chẩn,…
Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Hoàng cầm
Bài thuốc trị đau bụng, kiết lỵ kèm miệng đắng
12g Hoàng cầm, 8g Thược dược, 8g Cam thảo, 3 trái Đại táo. Cho hết vị thuốc vào ấm sắc nước cùng với 1 lít nước trong 20 phút. Uống làm nhiều lần trong ngày khi còn ấm. Dùng với liều lượng 1 thang/ngày.
Bài thuốc chữa nôn ra máu, chảy máu cam
40g hoàng cầm. Bỏ phần ruột đen và tán thành bột mịn. Sau đó lấy 12g đem sắc với 1 chén nước đến khi nào còn lại 6 phân. Người bệnh nên uống trực tiếp khi thuốc còn nóng.
Bài thuốc chữa nóng gan gây mờ mắt
40g Hoàng cầm, 120g đạm đậu vị. Mỗi lần lấy ra 12g đem bọc trong gan lợn. Sau đó chưng cho chín. Lưu ý, người bệnh cần kiêng rượu và miến khi uống bài thuốc này.
Bài thuốc trị rong kinh kèm nôn ra máu và chảy máu cam
120g Hoàng cầm. Đem sắc chung với 3 thăng nước trên lửa nhỏ. Sắc cho đến khi còn 1,5 thang thì tắt bếp. Chia thành nhiều lần uống. Mỗi ngày dùng liều 1 thang/ngày.
Bài thuốc trị thai động không yên
12g Hoàng cầm, 12g Bạch truật, 12g Thược dược, 8g Đương quy, 4g Xuyên khung. Cho hết dược liệu vào ấm sắc lấy nước uống. Ngày dùng liều 1 thang/ngày.
Bài thuốc trị đau bụng do nhiệt lỵ
12g Hoàng cầm, 6g Hậu phác, 3,2g Mộc hương, 12g Thược dược, 4g Hoàng liên, 6g Quảng trần bì. Cho nguyên liệu vào ấm sắc chung với nước. Uống khi còn ấm. Liều lượng 1 thang/ngày.
Bài thuốc chữa cảm mạo kèm sốt, phiền khát và cứng đau gáy
6g Hoàng cầm, 6g Bạch chỉ, 6g Khương hoạt, 6g Cát cánh, 4g Sài hồ, 10g Cát căn, 2g Cam thảo, 2 quả Đại táo, 16g Thạch cao, 3 lát gừng tươi. Tiến hành sắc lấy nước uống. Dùng với liều lượng 1 thang/ngày.
Bài thuốc chữa viêm gan virus cấp tính
12g Hoàng cầm, 12g Hoàng liên, 12g Hoàng bá, 12g Chi tử, 8g Thạch xương bồ, 8g Nhân sâm, 8g Đại hoàng. Các vị thuốc đem cho vào ấm sắc chung với 600ml nước. Sau đó uống khi còn nóng.
Bài thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng
16g Hoàng cầm, 20g Mạch nha, 20g Mai mực, 6g Cam thảo, 8g Hoàng liên, 12g Sơn chi, 2g Ngô thù du, 12g Đại táo. Cho các dược liệu trên vào ấm sắc chung với 1 lít nước. Sắc đến khi còn 300ml. Chia làm 3 lần uống khi thuốc còn ấm nóng.
Kiêng kỵ khi sử dụng cây Hoàng cầm chữa bệnh
+ Người bị tiêu chảy do hàn, hạ tiêu có hàn hoặc phế có hư nhiệt: không dùng.
+ Phụ nữ thai hàn, tỳ vị hư hàn nhưng không có thấp nhiệt, thực hỏa: không dùng sử dụng các bài thuốc trên nên tham khảo ý kiến thày thuốc trước khi sử dụng./.