Nghệ thuật lắng nghe

Kỹ năng giao tiếp là một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng phần lớn mọi người thường nhầm tưởng rằng, để có thể giao tiếp tốt, chỉ cần học cách ăn nói khéo léo là đủ hoặc ai giao tiếp giỏi là những người có kỹ năng nói tốt.
ky-nang-nghe-trong-nghe-thuat-giao-tiep-1674703094.jpg
Anh minh họa

Nhưng trên thực tế, ngoài việc ăn nói khéo léo ra, để giao tiếp tốt bạn cần có kỹ năng lắng nghe người khác nói. Nếu người biết cách ăn nói có thể tạo được ấn tượng trước người khác thì người biết lắng nghe sẽ cho người khác cảm giác gần gũi, thân thiết. Nhưng lắng nghe như thế nào cho đúng, đó là cả một nghệ thuật.

- Không được ngắt lời người khác: Người khác tìm bạn nói chuyện, nguyên nhân đa phần là muốn thổ lộ, nếu trong lúc này ngắt lời người khác một cách tùy tiện thì sẽ khiến họ cảm thấy khó chịu.

- Không nên phân tâm suy nghĩ: Sự thổ lộ của người nói tương ứng với thái độ của người nghe, vì vậy khi người khác tìm bạn giãi bày, đa phần họ chỉ muốn được lắng nghe, trong quá trình nghe đừng phân tâm suy nghĩ, nên chuyên tâm lắng nghe hết nội dung câu chuyện trước. Bởi vì rất có thể trong khi phân tâm suy nghĩ, bạn sẽ bỏ lỡ những nội dung quan trọng trong lời nói của đối phương.

- Chờ đối phương tự tìm ra đáp án: Rất nhiều lúc người khác tìm đến bạn để giãi bày tâm sự không phải là yêu cầu bạn tìm cách giải quyết, mà chỉ hi vọng bạn giúp họ tự nhìn nhận lại vấn đề. Lúc này, những câu nói kiểu như “Anh nên làm thế này...” hay “Anh thử nghe ý kiến của tôi xem” đều không phải là những điều họ muốn nghe.

- Không nên rơi vào trầm tư vì mải nghĩ đến những ý kiến hoặc kiến nghị.

Cuối cùng, trong quá trình nghe, ngoài việc không phân tâm suy nghĩ, bạn cũng không nên mải miết nghĩ về việc làm thế nào để đưa ra ý kiến hay kiến nghị của mình với đối phương. Giống như điều 3 phía trên đã nói, chưa chắc họ đã mong muốn ở bạn một giải pháp, mà điều họ muốn là tìm một người giúp mình nhìn nhận lại sự việc, từ đó tự tìm cách giải quyết.

- Dùng câu hỏi mở để kích thích đối phương: Câu hỏi mở là chỉ những câu hỏi không thể dùng những câu như “vâng”, “không phải” hoặc những từ hay con số đơn giản khác để trả lời một cách dễ dàng. Câu hỏi đặt ra phải khiến người nói miêu tả rõ hơn nữa về sự việc, từ đó khiến người nghe nắm bắt được góc nhìn toàn diện về nội dung đại thể của sự việc.

- Lắng nghe cũng phải "tùy người chọn cách": Trước khi bắt đầu lắng nghe hãy phán đoán tương quan về quan hệ xã hội giữa mình và người nói. Tiếp đó, lựa chọn thái độ lắng nghe đúng đắn với đối tượng mà mình giao lưu. Khi nghe lãnh đạo nói, phải có thái độ lắng nghe chăm chú cầu thị; khi nghe đồng nghiệp nói, phải có thái độ chân thành, bình đẳng; khi nghe đối thủ nói, phải giữ vững phong độ trầm tĩnh; khi tiếp đón khách phải nhẫn nại, bình tĩnh. Cho dù không thể nhanh chóng “đọc vị” (tức là tùy mặt gửi lời) thì việc lựa chọn thái độ đúng đắn để lắng nghe người nói cũng đã có thể khiến cuộc nói chuyện được tiếp tục diễn ra một cách hiệu quả rồi.

- Góc ngồi 90 độ khi lắng nghe: Mặt đối mặt thì sẽ cảm thấy quá căng thẳng và gặp trở ngại khi giao tiếp; ngồi kề vai nhau thì lại thấy không thoải mái, khó xử. Vì thế, trong các cuộc giao tiếp tại công sở, vị trí ngồi mang lại hiệu quả nhất giữa người nghe và người nói thường là góc 90 độ.

Tình huống thứ nhất: nếu chỉ có hai người, người lắng nghe và người nói có thể ngồi ở hai góc bàn và tựa vào góc bàn.

Tình huống thứ hai: nếu là cuộc trò chuyện giữa nhiều người thì người nói có thể ngồi ở một đầu bàn, người nghe phân ra ngồi hai bên cạnh bàn, tạo thành sự phân bố hai góc 90 độ là hợp lí nhất./.

Thương Huyền