Lạm phát hạ nhiệt cho thấy hiệu quả của các biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ được thực hiện hầu như đồng loạt bởi các ngân hàng trung ương trên thế giới. Lạm phát giảm cũng cho phép các ngân hàng trung ương giảm quy mô tăng lãi suất và mở đường cho các gói hỗ trợ tăng trưởng.
Theo Capital Economics, lạm phát đã lên mức đỉnh ở các thị trường mới nổi. Giá tiêu dùng đã giảm tại Brazil, Thái Lan và Chile. Dữ liệu gần đây cũng cho thấy áp lực về giá tại các nền kinh tế phát triển đã yếu đi.
Ở Đức, giá tại cổng nhà máy vào tháng 10 đã hạ 4,2% so với tháng trước, đánh dấu tốc độ sụt giảm cao nhất kể từ 1948. Tại Mỹ và Anh, lạm phát giá sản xuất hàng năm đã chậm lại kể từ mùa hè.
Gần như tất cả thành viên G20 đều đã công bố chỉ số giá sản xuất tháng 10 với tốc độ tăng trưởng hàng năm chậm hơn tháng trước, bao gồm Tây Ban Nha, Mexico, Bồ Đào Nha và Ba Lan.
Như vậy, lạm phát hạ nhiệt cho thấy hiệu quả của các biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ được thực hiện hầu như đồng loạt bởi các ngân hàng trung ương trên thế giới. Lạm phát giảm cũng cho phép các ngân hàng trung ương giảm quy mô tăng lãi suất và mở đường cho các gói hỗ trợ tăng trưởng.
Lạm phát vẫn trên mục tiêu 2%
Tuy vậy, theo các nhà kinh tế, lạm phát vẫn sẽ duy trì ở trên mục tiêu dài hạn của các ngân hàng trung ương. "Đừng kỳ vọng lạm phát giảm xuống 2% một cách nhanh chóng", bà Katharine Neiss, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Âu tại PGIM Fixed Income.
Bà cảnh báo rằng lạm phát lõi (không bao gồm năng lượng và thực phẩm), được kỳ vọng sẽ đạt đỉnh muộn hơn tại nhiều quốc gia. Đồng thời, tác động của giá năng lượng cao tới toàn thể chuỗi cung ứng sẽ còn "kéo dài".
Ông Nathan Sheets, người đứng đầu về kinh tế quốc tế tại Citi, cho biết trong khi nhiều chỉ số báo hiệu "sự sụt giảm mạnh mẽ về lạm phát của nhiều loại hàng hóa", lạm phát cao "vẫn sẽ tồn tại trong một khoảng thời gian, ít nhất là năm tới".