Kiểm soát lạm phát
Những động lực và giải pháp để đạt được mục tiêu tăng trưởng ít nhất 8% và phấn đấu tăng trưởng 2 con số
Tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 12/2024 Văn phòng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Đức Tâm đã thông tin về triển vọng tăng trưởng năm 2025. Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm, để đạt được mục tiêu tăng trưởng ít nhất 8% và phấn đấu tăng trưởng 2 con số thì phải có động lực, các giải pháp, cũng như các yếu tố hỗ trợ.
Linh hoạt điều hành chính sách tài chính, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025 cao hơn mục tiêu
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Tập trung phân bổ, giao dự toán NSNN năm 2025 đảm bảo thời hạn theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước; chi NSNN theo dự toán, đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi; triển khai quyết liệt ngay từ đầu năm để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao hơn mục tiêu.
Thủ tướng: Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Chính phủ sẽ rà soát, giao nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể về tốc độ tăng trưởng cho các bộ, ngành, địa phương, phấn đấu tăng trưởng ít nhất 8% và hướng tới tăng trưởng hai con số...
Chi gần 6.400 nghìn tỷ đồng cho tiêu dùng năm 2024, khẳng định sức mua của người dân đang tăng mạnh
Năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 6.391 nghìn tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2023 và nếu loại trừ yếu tố giá, mức tăng là 5,9%. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy sức mua của người dân đang tăng lên, đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của thị trường nội địa trong sự phát triển kinh tế.
Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025 để góp phần bình ổn giá xăng, dầu trong nước
Báo cáo giải trình của Ủy ban Tài chính ngân sách cho biết, đa số ý kiến nhất trí việc xem xét, giảm thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng, dầu, mỡ nhờn như đề xuất của Chính phủ để góp phần bình ổn giá bán xăng, dầu trong nước, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Bộ Tài chính: Kiểm soát lạm phát, hỗ trợ cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, người dân
Để tiếp tục hỗ trợ cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, người dân trong năm 2024 theo Nghị quyết số 44/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành thông tư tiếp tục giảm mức thu đối với khoảng 36 khoản phí, lệ phí, áp dụng từ ngày 1/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024, dự kiến tác động giảm thu Ngân sách nhà nước (NSNN) khoảng 700 tỷ đồng.
Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng, thực phẩm, dịch vụ ăn uống tăng mạnh, giá vàng giảm
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPT) 6 tháng tăng 4,34% so với cùng kỳ năm trước. Một trong những nguyên nhân là do giá thịt lợn tăng do dịch tả lợn châu Phi tại một số địa phương. Trong khi đó, chỉ số giá vàng tháng 6/2024 giảm 2,64% so với tháng trước.
Cần giải quyết 4 vấn đề lớn của nền kinh tế để đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2024
VEPR dự báo, mục tiêu tăng trưởng 6,5% khó có thể đạt được trong năm nay do đà phục hồi của các khu vực kinh tế còn chậm và thiếu đồng đều, nhất là khu vực tiêu dùng trong nước vẫn chưa hoàn toàn phục hồi. Để vượt qua thách thức, nền kinh tế phải giải quyết được 4 vấn đề lớn.
Kiểm soát để tránh tình trạng “lương đuổi theo giá", chấm dứt tình trạng tăng giá bất hợp lý
Dự kiến từ ngày 1/7, tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng khoảng 30%. Lương tăng sẽ giúp hàng triệu người làm công ăn lương bớt khó khăn nhưng điều đó sẽ kém ý nghĩa khi giá cả hàng hóa cũng tăng từng ngày. Do vậy, vẫn đề kiểm soát để tránh tình trạng “lương đuổi theo giá" đang trở nên cấp thiết.
Chính phủ bàn giải pháp vừa kiểm soát lạm phát, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm
Thủ tướng Chinh phủ Phạm Minh Chính: Cuộc họp này nhằm đánh giá nhấn mạnh thêm 2 yếu tố vừa kiểm soát lạm phát, vừa thúc đẩy tăng trưởng, vừa ổn định kinh tế vĩ mô. Đây là việc khó khăn trong bối cảnh hiện nay, nhất là yếu tố bên ngoài khó lường.
Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 trong khoảng 5,5-6%
Báo cáo triển vọng kinh tế Việt Nam 2024 của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 trong khoảng 5,5-6%. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu này thời gian tới cần những giải pháp tổng thể để kích cầu tăng trưởng.
Áp lực lạm phát năm 2023 không quá lớn nhưng vẫn cần thận trọng
Theo TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, nhờ chính sách tiền tệ thận trọng trong năm 2022 cùng với nguy cơ kinh tế thế giới rơi vào suy thoái trong năm 2023 đã khiến áp lực lạm phát trong năm nay không quá lớn.
Mỹ: Doanh thu bán lẻ giảm mạnh mùa mua sắm cuối năm
Lạm phát đã thay đổi thói quen mua sắm của người Mỹ dịp cuối năm. Người Mỹ đang chi tiêu nhiều hơn tại các cửa hàng tạp hoá, cơ sở chăm sóc sức khoẻ, nhà hàng và quán bar. Tuy nhiên, chi tiêu cho xe cộ, nội thất, hàng điện tử, quần áo đều giảm.
Bloomberg: Lạm phát thế giới đã đạt đỉnh và bắt đầu giảm sâu
Theo số liệu của Bloomberg, lạm phát thế giới trong quý III năm 2022 tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước và sẽ giảm xuống 9,5% vào quý IV năm nay, sau đó sẽ tiếp tục giảm sâu xuống mức 5,3% vào cuối năm 2023.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tăng 0,15%
Theo Báo cáo mới nhất của Tổng cục thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 tăng 0,15%, tuy nhiên lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát.
Ưu tiên số 1 là kiểm soát lạm phát để ổn định kinh tế vĩ mô
Đây là khẳng định của ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng nhà nước (NNNH), tại cuộc họp báo quý III/2022 thông tin kết quả hoạt động quý vừa qua và một số định hướng điều hành từ này đến cuối năm vừa được tổ chức.
Thái Lan ghi nhận mức lạm phát tăng cao kỷ lục trong 14 năm qua
Thái Lan vừa tiếp tục ghi nhận chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 8 tăng 7,86% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là mức lạm phát cao kỷ lục tại nước này kể từ năm 2008.
Kiểm soát lạm phát những tháng cuối năm còn nhiều thách thức
Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành theo chức năng quản lý nhà nước tích cực đánh giá, nắm bắt tình hình, chuẩn bị các phương án, kịch bản dự báo để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đã đề ra.