Hải Dương chủ động nhiều phương án quảng bá, xúc tiến tiêu thụ vải thiều

Hiện nay, gần 500ha vải Thanh Hà được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP. Năm 2023, dự kiến tiếp tục có thêm 200ha được công nhận VietGAP. Huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) hiện có 11 mã số cơ sở đóng gói đã được cấp và đăng ký cấp mới mã số cơ sở đóng gói để đủ điều kiện xuất khẩu vải sang thị trường Trung Quốc.

Năm nay, huyện Thanh Hà sẽ in 1.000 thư mời tiêu thụ vải thiều gửi đến các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị; 1.000 tờ rơi, tờ gấp; 20.000 tem truy xuất nguồn gốc… Đầu tháng 4, địa phương sẽ tổ chức hội nghị gặp gỡ, kết nối doanh nghiệp, siêu thị, hợp tác để bàn biện pháp tiêu thụ. Cuối tháng 5 sẽ tổ chức Tuần lễ vải thiều Thanh Hà tại Hà Nội.

Vào đầu tháng 6, huyện sẽ phối hợp các sở, ngành liên quan tổ chức các điểm bán giới thiệu, quảng bá vải thiều và sản phẩm tiêu biểu của tỉnh tại các tỉnh, TP. Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An... Huyện cũng sẽ phối hợp xúc tiến tiêu thụ vải thiều tại một số thành phố, cửa khẩu như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP.HCM.

Được biết, huyện Thanh Hà hiện có khoảng 3.300ha vải, tập trung ở các địa phương trong vùng quy hoạch sản xuất vải tập trung, trong số đó, khoảng 1.700ha vải thiều sớm và khoảng 1.600ha vải thiều chính vụ. Vải thiều sớm thường tập trung tại các xã: Thanh Quang, Thanh Hồng, Thanh Cường, Vĩnh Lập, Thanh Sơn. Vải thiều chính vụ trồng tập trung ở xã Thanh Sơn, Thanh Thủy, Thanh Khê, Thanh Xá, thị trấn Thanh Hà. Thời gian thu hoạch vải u trứng trắng, trứng gai dự kiến bắt đầu từ nửa cuối tháng 5, u hồng từ đầu tháng 6 và vải thiều chính vụ từ giữa tháng 6.

Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp huyện và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Thanh Hà, thời tiết đầu vụ vải khá thuận lợi cho cây vải phân hóa mầm hoa và ra hoa nên tỷ lệ vải ra hoa đạt trên 90%. Hiện tại, các trà vải đang nở hoa cái đến đậu quả. Một số diện tích vải u trứng trắng đang ra quả non. Qua theo dõi và đánh giá, khả năng sẽ có vụ vải được mùa. 

Để tiêu thụ vải năm nay thuận lợi, huyện Thanh Hà đang chỉ đạo các tổ sản xuất, UBND các xã phối hợp với đơn vị tư vấn, giám sát và chứng nhận đạt chuẩn VietGAP và GlobalGAP hoàn thiện thủ tục, hồ sơ để đánh giá, chứng nhận đạt chuẩn tạo điều kiện thuận lợi cho quảng bá và tiêu thụ vải. Đồng thời, địa phương tích cực phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Sở NN&PTNT Hải Dương hướng dẫn các cá nhân, tổ chức lập hồ sơ, hoàn thiện đề nghị cấp mã số cơ sở đóng gói hoặc duy trì mã số từ trước.

7693eac7cbb40bea52a5-1679932095.jpg

UBND huyện Thanh Hà đã chủ động các phương án nhằm tăng cường xúc tiến, quảng bá tiêu thụ nông sản đặc trưng của địa phương.

Thương hiệu vải thiều Thanh Hà ngày càng được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến. Năm 2007, sản phẩm đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp giấy Chứng nhận Chỉ dẫn địa lý "Vải thiều Thanh Hà". Đến nay, vải thiều đã được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao, 5 sao. Ngoài thị trường trong nước, vải thiều Thanh Hà đã được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, huyện Thanh Hà có 191 mã số vùng trồng vải xuất khẩu Nhật Bản, Hoa Kỳ, Australia, Thái Lan và Trung Quốc. 

Vụ vải năm 2022, sản lượng vải thiều Thanh Hà đạt 42.060 tấn và mang lại giá trị 1.360 tỷ đồng. Với mục tiêu nâng cao giá trị vụ vải năm 2023, huyện Thanh Hà đã và đang chỉ đạo các địa phương trong vùng sản xuất vải tập trung tuân thủ chặt chẽ quy trình trồng, chăm sóc để quả vải đạt chất lượng, mẫu mã cao nhất, đáp ứng tiêu chí ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế.

Trong năm 2023, để chủ động phương án tiêu thụ vải thiều tại các địa phương, UBND huyện Thanh Hà đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phòng chuyên môn tổ chức tuyên truyền, xúc tiến thương mại, quảng bá vải thiều, sớm hơn những năm trước khoảng 1 tháng. Theo đó, huyện sẽ in 1.000 thư mời tiêu thụ vải thiều gửi đến các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị; 1.000 tờ rơi, tờ gấp; 20.000 tem truy xuất nguồn gốc… 

Đầu tháng 4, địa phương sẽ tổ chức hội nghị gặp gỡ, kết nối doanh nghiệp, siêu thị, hợp tác để bàn biện pháp tiêu thụ. Cuối tháng 5 sẽ tổ chức Tuần lễ vải thiều Thanh Hà tại Hà Nội. Đầu tháng 6 phối hợp các sở, ngành liên quan tổ chức các điểm bán giới thiệu, quảng bá vải thiều và sản phẩm tiêu biểu của tỉnh tại các tỉnh, TP Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An...

Huyện cũng sẽ phối hợp xúc tiến tiêu thụ vải thiều tại một số thành phố, cửa khẩu như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP.HCM. Địa phương này đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều trên các sàn thương mại điện từ, đồng thời tổ chức ội thi hái vải thiều Thanh Hà - tinh hoa văn hóa xứ Đông; Lễ mở vườn vải và cắt băng xuất khẩu; quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu du lịch sinh thái miệt vườn Thanh Hà...

3a3a9183b0f070ae29e1-1679932095.jpg

Các thương lái tới tận vườn thu mua và xuất khẩu.

Những năm qua, Bộ Công Thương đã nỗ lực hỗ trợ xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà, nhất là trong công tác xuất khẩu, xúc tiến sản phẩm vải thiều Thanh Hà lên các trang thương mại điện tử… Trong các năm 2021, 2022, tuy ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid nhưng sản phẩm vải thiều Thanh Hà vẫn tiêu thụ tốt nhờ được hỗ trợ bán trên các sàn thương mại điện tử và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.

Bộ Công Thương cũng đã phối hợp với các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và chỉ đạo các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, đặc biệt tại các thị trường quan trọng và mới; tích cực quảng bá hình ảnh và thúc đẩy kết nối giao dịch xuất khẩu vải thiều của Hải Dương cũng như các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khác. Ngoài ra, Bộ cũng đẩy mạnh phối hợp, hỗ trợ tỉnh Hải Dương thực hiện các hoạt động xúc tiến tiêu thụ quả vải ở thị trường trong nước./.

Toàn tỉnh Hải Dương hiện có hơn 9.000 ha vải thiều, trong đó huyện Thanh Hà có hơn 3.300 ha, Chí Linh có hơn 3.500 ha với tổng sản lượng khoảng 55.000 tấn. Toàn tỉnh có 45 vùng vải với tổng diện tích 450 ha trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP; 6.300ha trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Đến nay đã có 1.000 ha được cấp chứng nhận VietGAP, GlobalGAP và 8.000 ha được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu. Riêng quả vải thiều Thanh Hà đã được chứng nhận chỉ dẫn địa lý và được dán tem truy xuất nguồn gốc.
Thi Nguyên (t/h)