Cụ thể, các KCN đó là KCN Giang Điền, Long Thành, Dầu Giây, Hố Nai, Tam Phước, Long Khánh, Loteco, Nhơn Trạch I, Nhơn Trạch II...
Khu công nghiệp Amata hiện đang lắp đặt camera giám sát, 2 KCN khác là Sông Mây và Nhơn Trạch 5 dự kiến lắp đặt trong năm nay.
Theo quy định, các nhà máy xử lý nước thải của KCN phải lắp đặt camera, trạm quan trắc nước thải tự động nhằm giám sát hoạt động xử lý, kịp thời phát hiện và ngăn ngừa sự cố nước thải.
Các KCN khi đi vào hoạt động đều có hệ thống xử lý nước thải tập trung để bảo vệ môi trường. Trong đó, đa số các KCN đều lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động và có kết nối trực tiếp với Sở TN&MT để giám sát chất lượng nước thải, kịp thời ngăn chặn các sự cố.
Tháng 02/2023, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với phòng TN&MT các huyện, TP.Biên Hòa tiến hành kiểm tra, thẩm định về môi trường với các dự án trong các KCN và đã cấp giấy phép về môi trường cho 20 dự án.
Các chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam muốn vươn ra thế giới cần nắm bắt được xu hướng phát triển xanh, phát triển bền vững cũng như thực thi các cam kết về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu... trong các FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới để xây dựng cho riêng mình kế hoạch hành động trong đầu tư, ứng dụng công nghệ để sản xuất sạch hơn như sản xuất phát thải carbon thấp, nâng cao tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn…
Đây là những thách thức mà mỗi doanh nghiệp sẽ phải đối mặt. Tuy nhiên, những thách thức luôn đâu đó xuất hiện cơ hội cho các doanh nghiệp trong tiến trình phát triển xanh toàn diện như có thể tiếp cận được nguồn tài chính xanh (trái phiếu xanh, tín dụng xanh…), tiếp cận được các đơn hàng lớn từ những nhãn hàng lớn, xây dựng hình ảnh, uy tín, thương hiệu tốt cho riêng mình ở trong nước cũng như quốc tế…