Đắk Nông hỗ trợ hàng nghìn lao động đi làm việc tại Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH), có 1.609 lao động ở Đắk Nông đã xuất khẩu lao động (XKLĐ) trong giai đoạn 2019-2023. Thị trường chủ yếu là Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc.

Nhiều năm trước đây, hầu hết người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đều ít hoặc không quan tâm đến XKLĐ. Từ năm 2023 đến nay, số người XKLĐ ở địa phương này đang gia tăng nhanh chóng, mang lại thu nhập ổn định thu nhập cho lao động cũng như đóng góp cho kinh tế và đời sống của địa phương.

dak-nong-giam-ty-trong-lao-dong-trong-linh-vuc-nong-lam-nghiep-va-thuy-san-va-chuyen-huong-dan-sang-xkld-1722839254.jpg
Đắk Nông giảm tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản và chuyển hướng dần sang XKLĐ

Theo Sở LĐ-TB-XH tỉnh Đắk Nông, hiện nay, tỉnh, các cấp ngành cùng các các đơn vị chức năng đang tập trung thực hiện tốt các vấn đề có liên quan đến việc đưa người dân đi XKLĐ ở nước ngoài. Thống kê năm 2023, số lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài của tỉnh Đắk Nông là 602/200 người, đạt 301% kế hoạch năm.

Về thị trường việc làm, theo báo cáo chi tiết của cơ quan chức năng, nhìn chung trong giai đoạn 2019-2023, tỉnh Đắk Nông có khoảng 93.533 lượt lao động được tạo  công ăn việc làm. Trong đó, có gần 92.000 lượt lao động được tạo việc làm trong ở nước. Đáng chú ý là có 1.609 lao động đã ra nước ngoài làm việc theo hình thức XKLĐ có thời hạn. Số lao động nàychủ yếu đến các thị trường trong khu vực châu Á như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc.

Về lao động trong các ngành dịch vụ qua đào tạo có chứng chỉ bằng cấp, Đắk Nông đặt mục tiêu đến năm 2025 đạt tỷ trọng khoảng 25%. Trong đó, có từ 10-15% lao động được đào tạo theo các ngành nghề trọng điểm của tỉnh.

ngay-cang-co-nhieu-lao-dong-tre-o-dak-nong-quan-tam-tim-hieu-cac-thong-tin-lien-quan-den-linh-vuc-xuat-khau-lao-dong-1722839214.jpg
Ngày càng có nhiều lao động trẻ ở Đắk Nông quan tâm, tìm hiểu các thông tin liên quan đến lĩnh vực xuất khẩu lao động

Giai đoạn 2025 - 2045, tỉnh Đắk Nông phấn đấu từng bước tăng chất lượng và số lượng lao động nhằm mục tiêu giải quyết việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời, giảm tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Hiện nay, Đắk Nông được đánh giá là địa phương có tiềm năng về XKLĐ. Đắk Nông cũng xác định đây là mũi nhọn kinh tế trong giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo cũng như tăng thu nhập cho người dân. Chính vì vậy, tỉnh đã có những chỉ đạo cụ thể nhằm thúc đẩy sự phối hợp giữa ngành LĐ-TB-XH với chính quyền địa phương, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này./.

Kiến Giang