Cụ thể: Nam Định 89,5%, Ninh Bình 78,5%, Phú Thọ 74,9%, Vĩnh Phúc 73,9%, Thái Bình 73,9%, Hà Nam 73,1%, Hải Phòng 66,4%, Hưng Yên 43,7%, Hải Dương 43,2%, Bắc Ninh 33,8%, Hà Nội 29,1%. Trong số đó, một số địa phương diện tích có diện tích lấy nước tăng mạnh so với hôm qua như: Hải Dương tăng 10,5%, Hà Nội tăng 6,3%, Hưng Yên 7,5%, Bắc Ninh 6,4%.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiếp tục vận hành tối đa công suất phát điện các nhà máy thủy điện. Tính đến 16h ngày 19/1, mực nước trung bình ngày 19/1 tại Trạm thủy văn Hà Nội đạt 2,05 m, cao nhất đạt 2,33 m lúc 13h.
Với mực nước trong ngày 19/1, các công trình thủy lợi đã được sửa chữa, nâng cấp hạ thấp cao trình lấy nước, các trạm dã chiến đủ điều kiện vận hành; các cống lấy nước vùng triều có điều kiện vận hành tốt. Các địa phương đang tiếp tục tổ chức vận hành tối đa công trình để lấy nước.
Mực nước tại trạm bơm Trung Hà (Hà Nội) được cải thiện, mực nước trung bình ngày 19/1 đạt 7,57m, tăng 22cm so với ngày 18/1. Trạm bơm hiện đang vận hành 3/9 máy (các năm trước vận hành 5/9 máy). Bên cạnh đó, một số trạm bơm không lấy được nước như: Phù Sa cũ, Cẩm Đình, Liên Mạc, Ấp Bắc, Long Tửu.
Tổng cục Thủy lợi tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến mưa, nguồn nước, diện tích có nước, bảo đảm kịp thời tham mưu lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chỉ đạo, điều hành các đợt lấy nước.
Tổng cục Thủy lợi đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các địa phương hiện có diện tích đủ nước thấp như: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên đẩy nhanh tiến độ lấy nước, phấn đấu cơ bản hoàn thành sớm kế hoạch lấy nước đợt 2. Các địa phương, đơn vị nếu gặp khó khăn, vướng mắc trong lấy nước có thể thông báo về Tổng cục Thủy lợi để phối hợp giải quyết.
Tổng cục Thủy lợi cũng đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiếp tục duy trì vận hành tối đa công suất từ các nhà máy thủy điện để tạo điều kiện thuận lợi cho các công trình thủy lợi lấy nước./.