Giá điện cần tính đúng, tính đủ và bảo đảm minh bạch theo cơ chế thị trường
Theo ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đánh giá việc giá bán điện thấp hơn giá thành sản xuất, giá thành phân phối là một bất cập. “Nếu như giá bán điện thấp hơn giá sản xuất và nhà sản xuất vẫn bán bằng chi phí sản xuất thì thiệt hại dồn lên nhà phân phối. Như vậy, không công bằng đối với nhà phân phối…"
Doanh nghiệp 'đuối sức' cần trợ lực từ các chương trình hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3
Chuyên gia kinh tế nhận định, việc tái thiết nền kinh tế sau bão lũ không chỉ đòi hỏi sự hỗ trợ tài chính mà còn cần cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, giảm chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp và tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng. Chính phủ cần tiếp tục các nỗ lực cải cách hành chính, đảm bảo rằng các chính sách hỗ trợ đến đúng đối tượng và kịp thời.
Lạng Sơn triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện quyết liệt các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động phát triển sản xuất, kinh doanh; chủ động tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các nhà đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã và cải thiện môi trường kinh doanh; tập trung phát triển kinh tế cửa khẩu; đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đầu tư công… là những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được UBND tỉnh Lạng Sơn đề ra trong những tháng cuối năm 2024.
Điều chỉnh chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng, đất trồng lúa
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký Nghị quyết của UBTVQH về điều chỉnh chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng, đất trồng lúa của Dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.
Bảo đảm đồng bộ trong điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia
Khẳng định việc điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho cả nước và từng địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị khi trình nội dung này ra Quốc hội phải thể hiện rõ về mặt chủ trương, bảo đảm phù hợp với 7 căn cứ nêu tại Điều 53, Luật Quy hoạch; làm rõ hơn các căn cứ về sự cần thiết điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia.
Đơn giản hoá thủ tục đầu tư, rút ngắn thời gian triển khai dự án để thu hút các nhà đầu tư chiến lược
Chính phủ cũng đề xuất bổ sung quy định về thủ tục đầu tư đặc biệt nhằm đơn giản hoá thủ tục đầu tư, rút ngắn thời gian triển khai dự án để tạo cơ chế thuận lợi, cạnh tranh nhằm thu hút các nhà đầu tư chiến lược. Theo đó, thủ tục đầu tư đặc biệt áp dụng đối với một số dự án thuộc lĩnh vực đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển...
Bộ Công Thương siết chặt quản lý xuất khẩu gỗ dán sang Hoa Kỳ nhằm bảo vệ doanh nghiệp sản xuất gỗ dán
Thông tư được ban hành với mục đích tránh lỗ hổng về pháp lý khi Thông tư số 22/2019/TT-BCT hết hiệu lực; nâng cao hiệu quả công tác quản lý rừng và quản lý lâm sản; Đồng thời, bảo vệ sản phẩm gỗ dán, doanh nghiệp sản xuất gỗ dán của Việt Nam ngay tại thị trường trong nước trước những hành vi cạnh tranh không lành mạnh của doanh nghiệp nước ngoài, hướng tới mục tiêu xuất khẩu bền vững.
Ứng dụng công nghệ khai thác lợi thế vùng Trung du và miền núi phía Bắc phát triển nhanh và bền vững
Vùng Trung du và miền núi phía Bắc là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Tuy nhiên, đây vẫn là vùng còn gặp nhiều khó khăn, liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng... Do đó, cần tìm ra các giải pháp thiết thực đối với từng địa phương, trong đó sẽ có vai trò quan trọng của khoa học công nghệ...
Dù đối mặt với những thách thức, xuất khẩu của ngành nông nghiệp vẫn kỳ vọng đạt kim ngạch 61 tỷ USD
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, dù bị ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão số 3 (bão Yagi) nhưng các doanh nghiệp chăn nuôi và thủy sản đã rất nỗ lực khắc phục và tiếp tục có những bức tốc nhất định. "Với tốc độ phát triển hiện nay, xuất khẩu của ngành nông nghiệp có thể đạt 61 tỷ USD".
Phê duyệt quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ tầm nhìn đến năm 2050
Theo Quyết định, mục tiêu cụ thể của quy hoạch là bảo vệ, duy trì và phục hồi hệ sinh thái, đa dạng sinh học và các giá trị khác của vùng bờ; tăng diện tích bảo tồn, bảo vệ giá trị tự nhiên, sinh thái biển, rừng ngập mặn tại vùng bờ, góp phần thực hiện mục tiêu đạt diện tích tối thiểu bằng 6% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia.
Vực dậy thị trường vốn, tăng nguồn lực giúp người dân và doanh nghiệp phát triển kinh doanh
Chủ tịch Quốc hội khẳng định thời gian qua, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đã kịp thời đến với người dân và doanh nghiệp để giải quyết khó khăn. Đặc biệt, trong đợt bão lũ vừa qua, lần đầu tiên Thủ tướng Chính phủ phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề "Mái ấm cho đồng bào tôi". Theo Chủ tịch Quốc hội "Cần vực dậy thị trường vốn giúp người dân và doanh nghiệp có thể vay để phát triển kinh doanh".
Chung tay giải quyết các vấn đề pháp lý, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp
Ngày 09/10, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PHPBGDPL) Trung ương tổ chức diễn đàn trực tuyến “Kinh doanh và Pháp luật” năm 2024 với chủ đề “Chung tay tháo gỡ khó khăn, vướng mắc pháp lý, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp”. Tại điểm cầu Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long - Chủ tịch Hội đồng PHPBGDPL Trung ương chủ trì diễn đàn.
Áp lực canh tác tăng năng suất khiến Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với nguy cơ suy thoái đất
Trong thực tế canh tác người dân vẫn áp dụng các kỹ thuật canh tác truyền thống, làm ảnh hưởng đến chất lượng đất trồng lúa, gây suy thoái đất đai, ảnh hưởng lâu dài đến sản xuất nông nghiệp. Tại các vùng đất trồng lúa 3 vụ ở Đồng bằng sông Cửu Long, áp lực thâm canh tăng vụ dẫn đến sử dụng phân bón không hợp lý, làm cho chất lượng đất giảm, qua thời gian để duy trì năng suất người dân buộc phải tăng lượng phân bón trên đồng ruộng, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.
Bắc Kạn xác định chuyển đổi số là một “con đường cao tốc” để bứt tốc phát triển cùng cả nước
Trong điều kiện mạng lưới đường bộ hạn chế và không có đường sắt, đường không, đường thủy thì chuyển đổi số được Bắc Kạn xác định là một “con đường cao tốc” để rút ngắn khoảng cách phát triển, tiến kịp sự phát triển của cả nước. Mục tiêu chính của quá trình chuyển đổi số được địa phương này đặt ra là “lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu của sự phát triển”.