Doanh nghiệp An Xuân nuôi trồng, thu hái dược liệu theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới

Ra đời từ quy trình canh tác, chế biến theo hướng hướng hữu cơ vi sinh, sản phẩm của Công ty TNHH Dược liệu hữu cơ An Xuân (Quảng Trị) được chứng nhận Dược liệu đạt thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (GACP-WHO).

Theo đó, Công ty TNHH Dược liệu hữu cơ An Xuân (Dược liệu An Xuân, địa chỉ tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) là doanh nghiệp chuyên trồng, sản xuất và phân phối các sản phẩm trà thảo mộc và cao dược liệu với thế mạnh là dòng sản phẩm cà gai leo. Đơn vị này hiện đang trồng 5 ha cây cà gai leo tại thôn An Mỹ, xã Cam Tuyền, Cam Lộ. Quá trình trồng và chế biến các sản phẩm dược liệu cà gai leo đều tuân thủ quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, canh tác theo hướng hữu cơ vi sinh.

z4158103265410-e4f0614ff952aee0d94b4a68d83f16bd-1678024012.jpg
Khu vực trồng, chế biến dược liệu của công ty An Xuân
z4156159166447-72074327d6f162fa1b85ecba6bf8e45d-1-1678024080.jpg
Trụ sở làm việc của công ty An Xuân

Trước khi chứng nhận Dược liệu đạt thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (GACP-WHO), hồ sơ và sản phẩm của Doanh nghiệp An Xuân đã được Đoàn chuyên môn của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) đã kiểm tra, đánh giá toàn bộ hoạt động của cơ sở về nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.

Qua đánh giá, vùng trồng dược liệu của Công ty TNHH Dược liệu hữu cơ An Xuân đáp ứng đầy đủ các tiêu chí GACP-WHO ở mức tốt nhất; dược liệu đảm bảo thành phần dược tính, hoạt chất, không chứa tạp chất, không tồn dư các hóa chất gây hại cho cơ thể. Đặc biệt qua kiểm nghiệm cho thấy hoạt chất solasodin trong dược liệu tại vùng nguyên liệu của An Xuân cao gấp 14 lần so với yêu cầu.

Tiêu chuẩn của GACP-WHO rất chặt chẽ, bao gồm nhiều công đoạn như: Chọn giống, chọn vùng đất trồng phù hợp, các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng trồng trọt; đánh giá tác động của việc trồng trọt đến môi trường sinh thái xung quanh. Quy định cụ thể về làm đất, trồng trọt, chế độ chăm sóc; quy định thời điểm, thời gian, bộ phận và quy trình thu hái; quy định về sơ chế dược liệu sau khi thu hái (phương pháp sơ chế, dụng cụ sơ chế, máy móc…). Quy định về bảo quản dược liệu trước khi đưa vào sản xuất hoặc bán ra thị trường (điều kiện bảo quản, cách bố trí kho, ghi nhãn).

z4155225131578-6e424554b99a9b608757f3a85e16e5b9-1678024503.jpg
Ngành chức năng thăm khu trồng dược liệu cây cà gai leo của công ty An Xuân

Theo tìm hiểu của Phóng viên, Dược liệu An Xuân hiện đang sở hữu vùng nguyên liệu đạt chuẩn GACP_WHO. Cùng với đó, Dược liệu An xuân đã đầu tư khá hiện đại từ máy móc thiết bị tại xưởng sản xuất dược liệu, kho dược liệu đến việc bố trí, sắp xếp các hạng mục như vườn ươm giống, vườn cây giống, kho sơ chế, nhà phơi... rất khoa học.

z4155254727233-d2c450385ce9775b2c25e8550afc0f0e-1678024764.jpg
Kiểm tra tại khu trồng cây cà gai leo, chị Trần Lê Quỳnh Diễm – Giám đốc Công ty TNHH Dược liệu hữu cơ An Xuân cho biết, năm nay, thời tiết bất lợi đã làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây cà gai leo. Tuy nhiên về tổng quan các tốc độ sinh trưởng vẫn đảm bảo yêu cầu đề ra (Ảnh: Đoàn Thuận)

Ngoài chứng nhận Dược liệu đạt thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới, Dược liệu An Xuân hiện có 8 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP hạng 4 sao cấp tỉnh năm 2023. Đặc biệt, sản phẩm OCOP hạng 4 sao Cao cà gai leo của doanh nghiệp này đang được tỉnh Quảng Trị đề xuất Trung ương nâng lên hạng 5 sao. Tổ chức QACS International đã công nhận Dược liệu An Xuân có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của tổ chức được đánh giá và phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000:2018 cho phạm vi Sơ chế, chế biến các loại thảo dược như: Cà gai leo, an xoa, chè vằng, tía tô..., năm 2021, doanh nghiệp này được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị cấp chứng nhận Doanh nghiệp khoa học và công nghệ...

z4158091917175-037a28c80dae383db28f04ece22df63a-1678024170.jpg
Nhiều sản phẩm dược liệu của công ty An Xuân đạt chứng nhận OCOP hạng 4 sao cấp tỉnh. (Ảnh: Đoàn Thuận)
z4158095723965-d9a3da789b6d368d9c18c366376450f5-1678024305.jpg
Bộ sản phẩm cà gai leo của doanh nghiệp được Cục Công thương địa phương chứng nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực. Trong khi nhiều bộ sản phẩm khác được chứng nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp (Ảnh: Đoàn Thuận)

Năm 2022, là một năm Dược liệu An Xuân gặt hái được nhiều thành công. Lần lượt các bộ sản phẩm cà gai leo được tỉnh Quảng Trị trao giải nhất về sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh. Trong đó, bộ sản phẩm trà túi lọc được chứng nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh Quảng Trị; Bộ sản phẩm cà gai leo của doanh nghiệp được Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) chứng nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực.

z4155263225339-da1a6dafbb33b39ccfb08fc326b9bae9-1678025098.jpg
Xưởng sản xuất dược liệu của công ty An Xuân được đầu tư các máy móc hiện đại nhằm đáp ứng quy trình sản xuất dược liệu khắt khe, đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ Y tế  (Ảnh: Đoàn Thuận)

Trước đó, vào năm 2019, bộ sản phẩm cà gai leo của Dược liệu An Xuân vinh dự được Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam công nhận giải thưởng Sản phẩm vì sức khỏe cộng đồng, trao tặng Huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng.

Trao đổi với phóng viên, chị Trần Lê Quỳnh Diễm – Giám đốc Công ty TNHH Dược liệu hữu cơ An Xuân cho biết, qua các hội nghị xúc tiến, hội thảo trong và ngoài nước, sản phẩm của đơn vị luôn sự được đánh giá cao từ khách hàng đến các chuyên gia. Chính vì vậy, tại Hội thảo “Công bố Đề án khuyến khích phát triển dược liệu gắn với chương trình OCOP và xúc tiến đầu tư sản xuất, chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) tổ chức vào ngày 21/6/2022, công ty đã ký kết hợp tác với Hợp phần quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học DAI do quỹ USAID của Mỹ tài trợ.

z4156127814199-a043001ef7b2cc6ca7414615491cb35b-1678025378.jpg
Khu vực trồng cây cà gai leo theo quy trình ủ rơm, tưới pet mới (Ảnh: Đoàn Thuận)

Biên bản hợp tác chủ yếu tập trung vào các nội dung: Tập huấn nâng cao nhận thức về canh tác hữu cơ và GACP căn bản cho các hợp tác xã, các nhóm hộ liên kết; Đầu tư và hỗ trợ đầu tư trang thiết bị máy móc phục phụ sản xuất nhằm nâng cao giá trị dược liệu; Tiến hành chuyển đổi số, truy xuất nguồn gốc và kết nối thương mại.

Hành trình thành công của Dược liệu An Xuân

Bà Nguyễn Thị Hồng Nhạn – người sáng lập ra Dược liệu An Xuân chia sẻ, bà vốn được sinh ra ở Vĩnh Linh (Quảng Trị) và làm dâu ở Cam Lộ gần 30 năm – cũng chừng ấy năm công tác trong cơ quan nhà nước, đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng của địa phương... Nhiều năm về trước, bà không may mắc bệnh và phải điều trị thuốc tây dài ngày, quãng thời gian này thực sự khó khăn và mệt mỏi. Trong những đêm trằn trọc không ngủ được, bà suy nghĩ rất nhiều, nhận thấy không chỉ bản thân mà xung quanh cũng có rất nhiều người giống mình. Thế rồi, bà  đã “tự nguyện khép lại sự nghiệp giấy tờ” để dành trọn thời gian cho cây cà gai leo trên vùng đất gò đồi đầy nắng gió Cam Lộ - Quảng Trị.

48d2130807t168189l1-1678025538.jpg
Đại diện công ty An Xuân tham gia ký biên bản ghi nhớ về hỗ trợ kỹ thuật và liên kết tiêu thụ sản phẩm dược trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Cơ duyên trong lần gặp đầu tiên, bà Hồng Nhạn được vợ chồng TS. Đinh Đức Anh – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện quân y 17 và Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Liên – thầy thuốc ưu tú bệnh viện Đà Năng chia sẻ rằng, “thảo dược lành tính, ít tác dụng phụ, công dụng trị bệnh rất hiệu quả. Quảng Trị quê mình khô cằn nắng gió, nhưng chính từ cái khắc nghiệt đó lại cho thảo dược chất lượng cao”. Chính sự chia sẻ chân thành ấy đã khiến bà Nhạn luôn trăn trở và chị đã tâm sự với con gái mình.

z4156159112885-8c5281805dc2b8b025ef31849f9c9259-1678025740.jpg
z4156159118867-8ae334a7ba3b85f1cffde84beeaa6566-1678025803.jpg
z4156159157047-054f0f5269a6d01ed2dc0fba9ec828dd-1678025877.jpg
Tại các diễn đàn, hổi thảo, mô hình trồng trọt, sản xuất, chế biến và phân phối các sản phẩm dược liệu của công ty An Xuân được khách hàng và các chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá cao

Để rồi như một lời khẳng định, chị tiếp tục gặp minh chứng sống đó là vợ chồng anh Thịnh, chị Lộc ở Đông Hà, Quảng Trị. Anh Thịnh  không may bị mắc ung thư gan từ 6 năm trước, sau khi xạ trị, nhờ bà con ở quê mách bảo, chị Lộc đã tìm cây Cà gai leo sác cho anh Lộc uống. Không ngờ sức khỏe của anh được cải thiện rõ rệt. Từ chia sẻ của anh Thịnh, chị Lộc, bà Nhạn quyết tâm thực hiện canh tác, chế biến dược liệu. Lại nói, sau đó, bà lặn lội đến Nghĩa Hành – Quảng Ngãi để gặp Kỹ sư Nguyễn Đức Tuệ - Chuyên gia cà gai leo và may mắn  được anh truyền lại tất cả kinh nghiệm trồng trọt loại dược liệu này.

Trong quá trình bà khởi nghiệp, cô con gái đầu lòng của bà là Trần Lê Quỳnh Diễm (Giám đốc Công ty dược liệu An Xuân hiện nay), sau khi lấy bằng “Cử nhân kinh tế” và có thời gian trải nghiệm, rèn luyện ở Sài Gòn nhiều năm, đã tình nguyện về quê cùng mẹ thực hiện “Niềm đam mê dược liệu” với mong muốn đem đến “Món quà sức khỏe, giúp cuộc sống an lành, giữ mãi tuổi thanh xuân” cho mọi người.

Nhìn lại hành trình thành công, bà Hồng Nhạn chia sẻ: “Vùng nguyên liệu cà gai leo với quy trình chăm sóc theo hướng hữu cơ, vi sinh trên diện tích đất đồi sỏi đá, nắng và gió của gia đình tôi được hình thành từ đó (2016). Năng suất thấp nhưng thảo dược được chắt chiu tinh túy của đất trời đã cho dược chất rất cao. Sau hơn 6 năm canh tác, An Xuân đã được cấp chứng nhận GACP – WHO”, bà Hồng Nhạn chia sẻ về vùng nguyên liệu sản xuất cây cà gai leo.

Để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng cao của thị trường, người sáng lập Doanh nghiệp An Xuân cho biết, công ty sẽ tiếp tục mở rộng diện tích cây trồng dược liệu cũng như đa dạng hóa sản phẩm thảo dược. “Tiếp tục tâm huyết và đam mê, chúng tôi đã liên kết với các hộ nông dân, đặc biệt là đồng bào thiểu số Bru – Vân Kiều (dân tộc thiểu số phổ biến ở vùng núi Quảng Trị) hướng dẫn họ canh tác, mở rộng các vùng dược liệu theo hướng hữu cơ, vi sinh và đầu tư chế biến đa dạng hóa các sản phẩm dược liệu, phục vụ nhu cầu khách hàng”, bà nói. 

Đoàn Thuận