Ai được lợi từ những con đường mới ở nông thôn Việt Nam?

Ai là người được hưởng lợi nhiều từ những con đường nông thôn mới Việt Nam là chủ đề của nhóm tác giả Elizaveta Perova,Phương Thị Minh và Tranmari Clarke công bố gần đây trên phương tiện truyền thông của Ngân hàng Thế giới. Bài viết giới thiệu tóm lược về công trinh nghiên cứu này.

Nhiều thực nghiệm cho thấy, những cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông đều dẫn đến làm phát triển kinh tế -xã hội; nhưng điều này lại chưa đủ để cải thiện sinh kế cho tất cả mọi người dân nông thôn

Một quan niệm khá phổ biến cho rằng, mọi đối tượng không phân biệt giới tính đều được hưởng lợi như nhau từ hệ thống đường sá chất lượng, nhưng trên thực tế không phải như vậy. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra, khi giao thông tốt mở ra nhiều cơ hội kinh tế, hoạt động y tế và giáo dục hiệu quả hơn đã góp phần tích cực vào xóa đói, giảm nghèo và nâng cao dân trí nông thôn. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu để trả lời trực tiếp vấn đề ai là người thực sự được hưởng lợi nhất khi hệ thống giao thông đươc cải thiện và kết nối tốt hơn.

giao-thong-1632969950.jpg
Ảnh tác giả

Dự án Giao thông nông thôn 3, một trong những dự án giao thông quy mô lớn ở Việt Nam, cải tạo tới 3.100 km đường và bảo trì hơn 19.000 km đường giao thông nông thôn trải khắp 33 tỉnh miền Bắc và miền Trung Việt Nam trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2015 do Ngân hàng Thế giới (W.B) tài trợ, đã đặt vấn đề ai hưởng lợi từ hệ thống đường sá tốt hơn và vì sao một số nhóm người vẫn bị bỏ lại phía sau?.

Trong Báo cáo đánh giá tác động của  dự án, các nhà nghiên cứu đã kết hợp phân tích định lượng các số liệu điều tra quốc gia tiến hành tại 509 hộ gia đình trong vùng dự án và phỏng vấn chuyên sâu với những thảo luận nhóm tập trung ở ba tỉnh lớn.

Báo cáo phân tích cho thấy, lợi ích kinh tế được phân chia rõ rệt theo giới tính. Đường sá được cải thiện giúp thúc đẩy buôn bán nông sản cho tất cả mọi người, nhưng mức độ gia tăng ở các hộ gia đình có chủ hộ là nam giới lại cao hơn đáng kể, thậm chí đến hơn hai lần so với chủ hộ là nữ , Ngoài ra, sản lượng cây trồng cũng chỉ tăng cao  ở các hộ do nam giới làm chủ. Vì sao lại như vậy?

Nghiên cứu nguyên nhân, các nhà phân tích cho rằng, Trước hết, những hộ gia đình nữ làm chủ hộ thường bị hạn chế về số lượng lao động , do hầu hết trụ cột của những gia đình này là phụ nữ góa chồng hoặc độc thân. Một khi lao động còn được coi là đầu vào sản xuất chính thì bớt đi một người trong độ tuổi lao động,cũng  đồng nghĩa với khó khăn tăng thêm trong việc tăng sản lượng trồng trọt. Thứ hai, thu nhập mất đi do có ít lao động, có thể tạo rào cản tài chính khi muốn mở rộng sản xuất. Một gia đình có thể tăng quy mô sản xuất hoặc thu nhập bằng cách thuê máy móc để sản xuất và chuyên chở hàng hóa, hoặc chuyển đổi từ cây lúa sang các loại cây có giá trị cao hơn như keo, quế hoặc cam. Tuy nhiên, những hướng phát triển này lại đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn và cần có thời gian hàng tháng, thậm chí nhiều năm mới đem lại kết quả. Thông thường, các gia đình mà người phụ nữ phải đảm đương vai trò chủ hộ họ không có đủ vốn và thời gian cần thiết.

giao-thong-1jpg-1632970444.crdownload
Ảnh baochinhphu.vn

 Sản xuất và thu nhập không tăng ở các hộ do phụ nữ làm chủ hộ dường như được thúc đẩy bởi trình độ lao động thấp và khả năng tiếp cận vốn bị hạn chế, không đủ để gia tăng sản xuất và thu nhập.  Phát hiện này cho thấy, nâng cấp đường là quan trọng nhưng điều đó chưa đủ để cải thiện sinh kế cho tất cả mọi người dân ở nông thôn. Để mọi giới có thể tận dụng đồng đều cơ hội kinh tế mới tạo ra, cần có các chương trình bổ trợ cho phép mọi người tiết kiệm và vay vốn cũng như phát triển các kỹ năng kinh doanh cơ bản.

Các nhà phân tích còn phát hiện, con đường cải thiện cơ hội kinh tế cho sản xuất và thương mại nông nghiệp là tất cả các hộ gia đình đều gia tăng hoạt động thương mại hóa nông sản. Tuy nhiên, chỉ những hộ gia đình do nam giới đứng đầu mới tận dụng được cơ hội này, nhờ có sản lượng nông nghiệp và thu nhập tăng lên.

Nhìn chung, từ kết quả thu nhận được, các hộ do phụ nữ làm chủ gặp khó khăn trong việc tận dụng những cơ hội kinh tế mới tạo ra. Phối hợp đầu tư vào giao thông với các chương trình phát triển bổ sung để giải quyết những hạn chế, có thể cải thiện tốt hơn lợi ích của việc vận chuyển cho những hộ gia đình này.

 Kinh nghiệm phát triển nông thôn  cho thấy, khi Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) hỗ trợ phụ nữ địa phương tiếp cận cơ hội thu nhập đến từ những con đường mới được xây ở tỉnh Đồng Tháp đã mang lại hiệu quả rất thiết thực. Những phụ nữ được hỗ trợ đào tạo phát triển kinh doanh có thu nhập trung bình hàng tháng tăng thêm  33%, còn những người được hỗ trợ tìm được việc làm có thu nhập, họ đã tăng gấp hơn 2 lần.

Về nguyên tắc, việc kết hợp đầu tư vào giao thông và các chương trình bổ trợ sẽ tạo ra tác động lớn hơn hẳn so với khi được triển khai riêng lẻ. Những chương trình can thiệp bổ sung đảm bảo lợi ích đến từ những con đường mới sẽ đến được với nhiều người hơn, đặc biệt là các nhóm yếu thế. Có thể thấy, những con đường tốt là điều kiện cần để những can thiệp này được thực hiện thành công.

Trong thực tế, thách thức lớn nhất luôn nằm ở sự phối hợp; những dự án đầu tư giao thông và tiếp cận tài chính hoặc các chương trình đào tạo kĩ năng kinh doanh thường do nhiều cơ quan quản lý, họ có thể không đủ chức năng hoặc thiếu động lực để phối hợp triển khai nhiều chương trình hoạt động khác nhau. Đây chính là lúc mà các thiết chế tổng hợp như cơ quan quản lý  nhà nước  và Ngân hàng Thế giới  thể hiện vai trò bằng cách tạo các động lực và thúc đẩy sự phối hợp liên ngành trong các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn. Đây cũng là những dự án cần được các định chế tài chính toàn cầu hỗ trợ thường xuyên hơn tại các nước đối tác phát triển.

Vấn đề rút ra qua những địa bàn thử nghiệm

Ngân sách dành cho giao thông, một ngành phát triển trọng yếu, thường rất lớn nhưng điều quan trọng là phải đảm bảo phân bổ công bằng lợi ích mà các dự án đem lại. Tổng hợp những kết quả thu nhận được qua báo cáo tổng hợp, Ngân hàng Thế giới cho rằng, có thể bắt đầu bằng ba cách đưới đây:

Trước hết cần tìm hiểu, làm rõ  xem ai là người được hoặc không được hưởng lợi từ việc cải tạo nâng cấp đường để làm rõ nguyên nhân, xác định những hộ dân không thể tận dụng được lợi ích khi đường sá tốt hơn và cần lồng ghép nội dung khó khăn mà họ gặp phải vào trong các dự án thiết kế.

Tiếp đó là xác định các chương trình bổ trợ để có thể tháo gỡ những vướng mắc khác của các hộ gia đình yếu thế . Tạo thuận lợi về tiếp cận tín dụng và tổ chức đào tạo nâng cao kỹ năng có thể giúp giải quyết được những khó khăn mà các nhóm yếu thế gặp phải

Sau cùng là tổ chức diều phối sát sao chương trình cải tạo, nâng cấp đường sá đi cùng các biện pháp trong các chương trình can thiệp bổ sung: Theo đó, các tổ chức phát triển nông thôn và Ngân hàng Thế giới có thể thúc đẩy những hoạt động điều phối liên ngành.

Trung Đức