4 thời điểm không nên uống nước đá

Dù có thể mang lại cảm giác đã khát và sảng khoái, vẫn cần lưu ý 4 thời điểm không nên uống nước đá nhằm tránh gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
d7-1694913533.jpg
Uống nhiều nước đá gây tăng nguy cơ làm lá lách, dạ dày bị tổn thương.

Tác hại của nước đá với sức khỏe

Theo ông Diệp Khải Dân - bác sĩ Y học cổ truyền tại Trung Quốc cho biết, việc uống nước đá có nguy cơ gây tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể, đồng thời hơi lạnh trong nước đá cũng sẽ khó tiêu giảm hoàn toàn dù để ở ngoài nhiệt độ thường.

Bên cạnh đó, việc dùng nước đá thường xuyên cũng tăng cao nguy cơ làm lá lách, dạ dày là những nội tạng ưa ấm bị tổn thương, đồng thời cũng dễ dẫn đến tình trạng thiếu ngủ, mệt mỏi và béo phì, cụ thể là một số các triệu chứng khó chịu sau:

Mức nhẹ: Do con người là động vật hằng nhiệt nên việc uống nước đá sẽ khiến cơ thể tự sản sinh nhiệt để chống lại hơi lạnh, từ đó khiến bạn càng uống càng cảm thấy khát; Mức trung bình: Không khí lạnh từ nước đá sẽ dồn lên não và khiến vùng thái dương cảm thấy đau nhức; Mức nặng: Không chỉ có thể gây tăng cân, không khí lạnh từ nước đá có thể đi vào lá lách, dạ dày - những bộ phận ưa ấm, sợ lạnh và làm nội tạng bị tổn thương, đồng thời cũng kích thích cơ quan sinh ra khí ấm, từ đó gây nôn mửa, tiêu chảy, cản trở sự hấp thụ, chuyển hóa dưỡng chất và dễ dẫn đến béo phì, phù nề.

Bên cạnh đó, theo bác sĩ Diệp Khải Dân, ngoài nguyên nhân về chất lượng đồ ăn hay vệ sinh an toàn thực phẩm, hiện tượng buồn nôn, tiêu chảy cũng có thể xuất phát từ việc ăn quá nhiều đồ lạnh. Ngoài ra, sự tổn thương lá lách, dạ dày bị do uống nước đá hay ăn nhiều đồ lạnh còn gây ra các triệu chứng sau:

 

d6-1694913667.jpg
Uống nhiều nước đá khiến bạn dễ bị cảm lạnh, mệt mỏi.

Dễ cảm lạnh: Dạ dày và lá lách là nơi tiếp nhận, chuyển hóa dưỡng chất nuôi cả cơ thể. Vì thế, việc uống nước đá nhiều khiến 2 cơ quan này dễ bị tổn thương, từ đó gây giảm khả năng miễn dịch, khiến cơ thể dễ bệnh và bị cảm lạnh.

Mệt mỏi, mất ngủ, chóng mặt: Một trong các chức năng quan trọng của dạ dày, lá lách là chuyển hóa độ ẩm cho cơ thể. Do đó, việc uống nước đá và ăn đồ lạnh nhiều khiến 2 bộ phận này hoạt động kém đi, dẫn đến các tình trạng chóng mặt, ngủ kém hoặc ngủ đủ giấc nhưng luôn thấy mệt mỏi.

Ngoài ra, khí lạnh khi nhiễm sâu hơn có thể gây trào ngược dạ dày thực quản. Thậm chí, việc ăn nhiều đồ ăn lạnh và uống nước đá sẽ làm giảm khả năng hoạt động tinh trùng ở nam giới, tăng cao nguy cơ u nang, u xơ tử cung do ứ đọng khí huyết ở nữ giới hoặc gây thoát vị ở người cao tuổi.

d5-1694913703.jpg
Việc uống nước đá nhiều gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bị bệnh về tim mạch.

Đồng thời, thói quen hay ngậm nước đá trong miệng và chờ nước chảy ra cũng tiềm tàng nhiều nguy hiểm, bởi hơi nước đá trong khoang miệng sẽ gây tổn thương phổi, tim ở phía trên, do đó những người bị ho, hen suyễn, mắc các bệnh về tim mạch,... tuyệt đối không nên sử dụng nước đá.

Bên cạnh đó, một cơ thể khỏe mạnh sẽ tự giảm bớt nhiệt độ qua việc điều tiết mồ hôi. Do đó, nếu khí huyết không vận hành trơn tru, người bạn sẽ cảm thấy luôn nóng bức, khát nước và thèm nước đá, đồ ăn lạnh. Khi đó, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm hỗ trợ giải độc, thanh nhiệt để giúp khí huyết lưu thông tốt hơn.

d4-1694913735.jpg
Không nên uống nước đá trong thời kỳ kinh nguyệt.

Do nước đá có tính hàn, việc uống nước đá, ăn đồ lạnh nhiều trong kỳ kinh nguyệt sẽ khiến bạn dễ đau bụng và thậm chí là có thể gây vô kinh. Ngoài ra, người bị đau bụng kinh cũng cần hạn chế uống nước đá dù trong thời gian không có kinh. Đồng thời, phụ nữ cũng nên uống các loại trà, nước ấm trong kỳ kinh nguyệt để hỗ trợ giảm đau và đảm bảo cơ quan sinh sản khỏe mạnh.

d3-1694913781.jpg
Không nên uống nước đá khi đang bị cảm.

Bên cạnh việc không uống nước đá trong thời gian bị cảm, người có sức đề kháng yếu và dễ bị cảm cũng nên giảm tần suất uống nước đá để phòng ngừa và tránh mắc phải những tình trạng nghiêm trọng hơn như ho, viêm thanh quản,...

d2-1694913834.jpg
Không nên uống đá sau khi tập thể dục.

Sau khi tập thể dục, các mạch máu ngoại vi sẽ giãn nở, vì thế bạn chỉ nên uống nước ấm hoặc nước lọc ở nhiệt độ thường để không làm mạch máu bị co lại đột ngột cũng như gây nhiều tác động xấu cho cơ thể. Ngoài ra, bạn có thể uống một ít nước lạnh sau khi mồ hôi đã giảm và cơ thể trở lại trạng thái bình thường.

d1-1694913875.jpg
Không nên uống nước sau khi ăn no hoặc mới ăn lẩu

Sau khi ăn no, toàn bộ dạ dày, lá lách phải hoạt động hết công suất để tiêu thụ, chuyển hóa thực phẩm nên việc uống nước đá vào lúc này có thể làm tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan này. Ngoài ra, để tránh gây sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa các món ăn, bạn nên hạn chế dùng các món lạnh như kem, đá bào,... làm món tráng miệng sau khi ăn lẩu để không gây hại cho lá lách, dạ dày./.

Trần Thụ TH