12/1 Việt Nam đàm phán gia nhập WTO, nhìn lại cơ hội và thách thức

Việc gia nhập WTO đặt ra rất nhiều cơ hội và thách thức không nhỏ đối với nước ta. Thấy trước và nhìn nhận một cách đúng đắn được những cơ hội và thách thức sẽ giúp chúng ta chuẩn bị tốt hơn khi đàm phán gia nhập tổ chức này.
wto-400-1641903087.png
Minh họa

Việt Nam đã chính thức nộp đơn xin gia nhập WTO từ ngày12/1/1995. công tác chuẩn bị cho các cuộc đàm phán cụ thể để gia nhập tổ chức này được khởi động. Quá trình đó kéo dài cả thập niên. Một thuận lợi cho quá trình đàm phán này là, khi đó chúng ta đã ký kết thành công Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ nhằm khai thông một trong những thị trường lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, việc xin gia nhập WTO là một vấn đề không đơn giản, nhất là đối với các nước đang phát triển có nền kinh tế thị trường còn đang trong quá trình chuyển đổi như Việt Nam.

WTO là tổ chức thương mại quốc tế lớn nhất thế giới, giữ vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế. WTO kiểm soát trên 90% tổng khối lượng thương mại quốc tế. Chính vì vậy, WTO càng ngày càng thu hút nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Ngoài ra, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế để đẩy mạnh nền kinh tế quốc gia là một mục tiêu mà nhiều quốc gia theo đuổi. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Do đó, chúng ta xúc tiến để trở thành một bộ phận cấu thành của tổ chức này. Những cơ hội nhìn về tổng thể, Việt Nam tham gia WTO sẽ giành được rất nhiều cơ hội thuận lợi cả về trước mắt và lâu dài. Đó là những cơ hội chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, nếu gia nhập WTO, Việt Nam sẽ được hưởng chế độ tối huệ quốc (MFN) và những đãi ngộ quốc gia khác (NT) nếu như chúng được áp dụng từ tất cả các thành viên của WTO. Trong khi đó, nếu chưa phải là thành viên của WTO thì hàng hoá nhập khẩu và một số dịch vụ từ Việt Nam sẽ bị đánh thuế ở mức phổ thông, thường cao hơn nhiều so với mức MFN mà các thành viên dành cho nhau. Như vậy, khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO thì sẽ được hưởng ưu đãi MFN lâu dài của tất cả các nước thành viên khác, không bị phân biệt đó có ý nghĩa tích cực đối với nền kinh tế thị trường của Việt Nam.

Một trong những mục tiêu của WTO là tạo ra sự hợp tác giữa các thành viên để kiểm soát thương mại quốc tế theo những tiêu chuẩn và luật lệ đã được thông qua nhằm tạo thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường trong thương mại quốc tế, nhờ đó sẽ tăng được khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu, đồng thời góp phần xoá bỏ lý do để các cường quốc thương mại áp dụng biện pháp phân biệt đối xử trong việc ấn định các biện pháp chống bán phá giá và biện pháp tự vệ. Hiệp định thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ cũng có quy định là hai bên sẽ dành cho nhau chế độ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia, đây là một thuận lợi rất lớn cho chúng ta khi đàm phán gia

Nếu là thành viên của WTO, chúng ta có thể tranh thủ được cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại đa biên để giải quyết một cách công bằng hơn các vấn đề nảy sinh trong quan hệ kinh tế thương mại với các nước khác, đặc biệt là với các cường quốc thương mại nhập WTO, vì Hoa Kỳ là nước có ảnh hưởng lớn nhất về kinh tế trong WTO, có được chế độ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia này, hàng hoá của Việt Nam nhập vào Hoa Kỳ sẽ không còn phải chịu thuế suất cao như trước, do đó khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được tăng lên.

Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán gia nhập WTO cũng như thực hiện quy chế thành viên, các nguyên tắc này chỉ được thực hiện khi các nước có tính đến sự đa dạng của các quan hệ kinh tế và thương mại của mình với từng nước và tuân theo nguyên tắc có đi có lại. Việt Nam có được hưởng chế độ MFN và NT nhiều hay ít còn phụ thuộc vào các yếu tố này.

Thứ hai, gia nhập WTO sẽ dần từng bước ổn định được thị trường xuất khẩu. Điều này có ý nghĩa tích cực đối với nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Một trong những mục tiêu của WTO là tạo ra sự hợp tác giữa các thành viên để kiểm soát thương mại quốc tế theo những tiêu chuẩn và luật lệ đã được thông qua nhằm tạo thuận lợi cho việc tiếp cận thi trường của nhau và trợ giúp cho sự phát triển bên trong của từng nền kinh tế thành viên.

Tại Vòng đàm phán uruguay, các nước đã nhất trí giảm các hàng rào quan thuế và phi quan thuế để cho hàng hoá được lưu chuyển giữa các nước thành viên một cách thuận lợi. Nếu Việt Nam là thành viên của WTO thì sẽ được hưởng quy chế này để mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá của mình, tạo ra mối quan hệ kinh tế rộng mở với thế giới, có thêm cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài và giảm thiểu những rủi ro trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, sự ổn định thị trường xuất khẩu này chỉ có thể được bảo đảm trong điều kiện chúng ta phải không ngừng tự nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước và khả năng cạnh tranh quốc gia, đồng thời cải tiến từng bước hệ thống pháp luật về thương mại cho phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.

Thứ ba, gia nhập WTO, chúng ta sẽ đẩy nhanh hơn nữa việc xây dựng, điều chỉnh và tăng cường chính sách và cơ chế quản lý, điều hành nền kinh tế của mình cho phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. WTO là một “sân chơi” với những quy định và “luật chơi” chặt chẽ để kiểm soát thương mại toàn cầu. WTO không ngừng đòi hỏi các quốc gia thành viên phải nâng cao tính minh bạch trong chính sách thương mại của mình. Do đó, đây vừa là một cơ hội nhưng cũng là một thách thức lớn đối với Việt Nam. Một mặt, chúng ta sẽ tạo được một khung pháp lý về kinh tế, thương mại ổn định, góp phần tạo sự yên tâm đối với các nhà đầu tư nước ngoài, tranh thủ được sự hỗ trợ về tài chính của các tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)...

Mặt khác, việc này sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, phát huy tối đa nội lực, tạo cơ chế thông thoáng cho các doanh nghiệp trong nước hoạt động. Tuy nhiên, việc sửa đổi hệt như một công cụ hiệu quả để giải quyết tranh chấp với các nước phát triển như có thể yêu cầu Tổng Giám đốc WTO đứng ra làm trung gian, hoà giải, có thể yêu cầu Ban Thư ký WTO trợ giúp pháp lý khi có tranh chấp, yêu cầu các nước phát triển phải có thái độ kiềm chế khi áp dụng các biện pháp trả đũa đối với bên thua kiện là nước đang phát triển…

Bên cạnh những thuận lợi to lớn như đã kể trên, gia nhập WTO không phải là không có những thách thức nhất định đối với Việt Nam.

Thứ nhất, khi đàm phán gia nhập WTO, để có thể đổi lấy quyền thống pháp luật trong nước cho phù hợp với những quy định của WTO không phải ngày một ngày hai mà tiến hành ngay được. Tỷ trọng của Việt Nam trong cán cân thương mại quốc tế chiếm rất ít, vì vậy khả năng trả đũa của chúng ta trong trường hợp xảy ra tranh chấp thương mại với một nước phát triển lớn rất hạn chế được hưởng các lợi ích của tự do hoá thương mại giữa các nước thành viên của WTO, chúng ta phải tuân thủ các luật lệ được, chúng ta cũng sẽ mất một khoảng thời gian không nhỏ để hoàn tất. chúng ta vẫn còn thiếu một đội ngũ chuyên gia pháp lý giỏi về thương mại quốc tế để hoạch định những chính sách sao cho vừa phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế, vừa phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội của nước ta. Ngoài ra, một số lĩnh vực như thuế, quản lý và kiểm soát giá cả, thương mại dịch vụ… sẽ chịu tác động trực tiếp của công tác này.

Thứ hai, khi xảy ra tranh chấp với các nước thành viên của WTO, nhất là các nước phát triển, nhìn chung chúng ta ở vị trí yếu thế hơn. Vì chúng ta chưa có đủ đội ngũ chuyên gia pháp lý có chuyên môn và kinh nghiệm để xử lý các tranh chấp thương mại quốc tế. Ví dụ trong vụ kiện cá tra, cá ba sa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, ngoài đội ngũ chuyên gia pháp lý của Việt Nam, chúng ta còn phải mời thêm các chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm để tham gia giải quyết vụ việc và phải chi phí tài chính không nhỏ cho các chuyên gia này.

Thứ ba, chúng ta sẽ bị WTO yêu cầu phải có những cam kết rất cụ thể về doanh nghiệp nhà nước. Không phải chỉ có Việt Nam mà một số nước đã hoặc đang tiến và lộ trình thích hợp, Việt Nam cũng sẽ phải đương đầu với những thách thức như một số nước và khả năng nền kinh tế trong nước bước đầu sau khi gia nhập WTO. Tổ chức này không cấm sự hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, nhưng các nước thành viên phải bảo đảm nguyên tắc công khai, không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp nhà nước và các công ty tư nhân, giữa công ty trong nước và công ty nước ngoài trong hoạt động kinh doanh tiến hành đàm phán để gia nhập WTO như Trung Quốc, Nga, Bungary cũng bị WTO yêu cầu cam kết về vấn đề này.

Thứ tư, nếu là thành viên của WTO, chúng ta có thể tranh thủ được cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại đa biên để giải quyết một cách công bằng hơn các vấn đề nảy sinh trong quan hệ kinh tế thương mại với các nước khác, đặc biệt là với các cường quốc thương mại. Trong Thoả thuận về cơ chế giải quyết tranh chấp WTO có nhiều quy định mà các nước đang phát triển như Việt Nam có thể phải mở cửa thị trường, chịu các nhượng bộ về thuế, về cam kết trợ cấp nông nghiệp và thương mại dịch vụ và các nhượng bộ khác. Tất nhiên, những nhượng bộ này sẽ được đàm phán theo nguyên tắc có đi có lại và cùng có lợi. Tuy nhiên, Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế của nước ta nhìn chung còn nghèo nàn lạc hậu, việc hội nhập kinh tế với các nước láng giềng và khu vực còn gặp nhiều khó khăn (ví dụ như việc thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), chứ chưa nói đến việc hội nhập kinh tế với các nước trên thế giới trong khuôn khổ WTO.

Việc phải đương đầu với việc mở cửa thị trường và cắt giảm thuế quan sẽ làm cho các doanh nghiệp trong nước với khả năng cạnh tranh hạn chế mất đi phần nào sự bảo hộ của Nhà nước, dẫn đến các mặt hàng sản xuất trong nước phải chịu sức ép rất lớn từ hàng hoá đến từ các nước thành viên WTO. Hơn nữa, tỷ trọng cán cân thương mại của Việt Nam trong thương mại quốc tế chiếm rất ít, vì vậy khả năng trả đũa của chúng ta trong trường hợp xảy ra tranh chấp thương mại với một nước phát triển là hạn chế. Đồng thời WTO cũng sẽ yêu cầu chúng ta đẩy nhanh hơn nữa quá trình tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước và ban hành những luật lệ cho phù hợp với quy định của WTO.

Cụ thể, chúng ta sẽ phải chuẩn bị danh mục các lĩnh vực kinh doanh mà các doanh nghiệp nhà nước nắm vai trò chủ đạo, đồng thời công bố công khai thời gian và mức độ ưu đãi dành cho doanh nghiệp nhà nước theo hướng giảm dần. Ở nước ta hiện nay, doanh nghiệp nhà nước chi phối các ngành, lĩnh vực then chốt và sản phẩm thiết yếu của nền kinh tế, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm trong nước, trong tổng thu ngân sách và kim ngạch xuất khẩu.

Tuy nhiên, doanh nghiệp nhà nước còn có những mặt hạn chế yếu kém như quy mô nhỏ, cơ cấu còn nhiều bất hợp lý, kết quả sản xuất kinh doanh còn chưa tương xứng với các nguồn lực đã có và sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp… Chính vì vậy, cho đến nay, chúng ta vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá một số doanh nghiệp nhà nước và chuyển đổi Tổng công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ và công ty con, đồng thời chúng ta cũng đang sửa đổi, bổ sung một số văn bản pháp luật liên quan nhằm bảo đảm cho các doanh nghiệp nhà nước vừa giữ vị trí nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Cho dù vậy, đây vẫn là vấn đề lớn thách thức chúng ta.

Việt Nam đã nhận thức được rằng, toàn cầu hoá là xu thế tất yếu khách quan mà tất cả các quốc gia đều phải tham gia vì sự phát triển của chính mình. Vấn đề quan trọng là chúng ta phải biết tận dụng các cơ hội, vượt qua các thử thách để xác định đúng bước đi và đưa ra lộ trình thích hợp cho việc hội nhập kinh tế quốc tế. Ngần ấy năm tham gia sân chơi toàn cầu, đã đến lúc tổng kết để điều chỉnh chính sách cho phù hợp./.

Ths. Mai Phương Hoa