Thiếu nữ giết hổ dữ cứu bạn ở tuổi 15
Người viết lên huyền thoại ấy chính là bà Ngô Thị Kỷ quê ở Quảng Bình. Câu chuyện diễn ra cách đây đã gần 60 năm, khi ấy bà Kỷ vẫn còn là thiếu nữ tuổi trăng tròn. Hồi đó là vào năm 1962 bà Kỷ cùng người bạn tên Quốc ra đồng làm ruộng.
Khi đi qua xóm bên (cách làng 2 km, là cánh rừng hoang vắng, nhiều thú dữ) bỗng hai người hoảng hồn, bởi phía trước là một con cọp to tới hơn tạ, đang nhe vuốt như muốn nuốt chửng con mồi.
Chưa kịp bỏ chạy, con hổ đã lao tối chồm lên anh Quốc, nó cào cấu con mồi khiến anh đau đớn rồi ngất lịm. Thấy tính mạng người bạn thân bị đe dọa, bà Kỷ chẳng nghĩ ngợi nhiều liền rút đòn gánh xông tới phang tới vào đầu con quái vật mong cứu bạn.
Con hổ đói bị dính đòn đau liền nhẩy chồm tới toan vồ lấy cô gái nhưng bị hụt, ngã dúi. Nhanh như cắt bà Kỳ liền tận dụng cơ hội quý giá, lao tới dùng chiếc đòn gánh dùng hết sức bình sinh, bổ xuống đầu con mãnh thú khiến cọp dữ gầm nên đau đớn.
Khi thấy hổ đuối sức và choáng váng khi nhận đòn đau, lấy hết dũng cảm bà Kỷ xông tới ôm lấy cổ con hổ, ghì chặt không buông, hai bên quần nhau dữ dội bụi bay mù mịt làm láo loạn cả một vùng rừng núi.
Bất chợt trong lúc đang quần nhau với hổ bà Kỷ chợt nhớ tới cây liềm sắt dắt ở sau lưng, bà liền rút cây liềm cứa một nhát vào cổ con hổ, chiếc liền sắc găm chặt vào yết hầu con thú dữ, khiến mãnh thú, máu chảy sối xả, bỏ chạy vào rừng sâu rồi chết trong đau đớn.
Sau chiến tích ấy tên tuổi cô gái Ngô Thị Kỷ được vang danh khắp nơi. Báo chí trong và ngoài nước nô nức loan tin, Bác Hồ nghe chuyện đã viết thư khen ngợi lòng dũng cảm của cô gái nhỏ bé và trao tặng huy hiệu “tuổi trẻ dũng cảm”.
Đánh hổ cứu người
Chuyện xảy ra vào ngày 26/3/1987. Theo ông Lần, thật ra ông chẳng có võ nghệ như người ta đồn đại. “Tôi không có võ gì đâu. Lúc đó, vì gắng cứu người nên quên hết sợ hãi, lao vào đánh, chắc trúng chỗ hiểm nên con thú bị hạ gục.
Nghe đâu, con hổ nặng gần 1,5 tạ và khi xẻ thịt, bà con phát hiện một viên đạn trong chân sau của nó. Khi giáp mặt con hổ, nhắm vừa tầm, tôi dùng cuốc bổ liên tiếp vào đầu nó. Nhát thứ nhất tôi đánh thẳng mặt, nhát thứ hai nó lắc đầu, tôi đánh sượt tai.
Đến lần thứ ba, tôi đánh trúng gáy thì con hổ gục xuống, tôi liền bồi thêm nhiều nhát. Sau đó, con hổ bị dân làng xẻ thịt, lấy xương nấu cao. Bộ da hổ thì lãnh đạo lâm trường Ia Lốp xin về làm kỷ niệm nên tôi cho luôn”, ông Lần. người đánh hổ chia sẻ.
Kể xong chuyện, ông Lần dẫn chúng tôi đến nhà bà Bùi Thị Hướng (51 tuổi, ngụ xã Ea Rốk), người thiếu nữ năm nào được ông giải cứu khỏi nanh vuốt thú dữ.
Khi được hỏi chuyện hổ vồ, bà Hướng liền vén tóc để lộ ra một vết sẹo lớn trên đầu. Theo bà Hướng, lúc bị hổ tấn công, bà đang là cô gái 20 tuổi, làm công nhân lâm trường Ia Lốp. Hôm đó, bà đi kiểm tra rừng về rồi ra suối tắm.
Khi bà vừa đến bờ suối, đặt chậu áo quần lên tảng đá thì con hổ xuất hiện, lao vào tấn công. Trong tình thế nguy cấp, bà Hướng vội nhảy xuống suối, vừa la hét kêu cứu, vừa dùng hết sức chống chọi với con thú dữ.
Bà Hướng kể: “Con hổ chỉ vồ, không cắn nên tôi bị rách một mảng da trên đầu. Nếu nó cắn thì tôi chắc không có cơ hội sống nữa. Bị hổ tấn công khoảng gần chục phút thì tôi kiệt sức hẳn và bị nó lôi lên tảng đá ở bờ bên kia. May sao, bác Lần xuất hiện kịp thời, cứu sống tôi”.
Cũng trong buổi trò chuyện, ông Lần cho biết mấy năm trước, ông có ý định xin lại bộ da hổ để tặng lại cho bảo tàng tỉnh trưng bày. Tuy nhiên, khi thấy bộ da khô bị vỡ, gãy, không nguyên vẹn, ông mong muốn lâm trường Ia Lốp (nay là Công ty TNHH cao su và lâm nghiệp Phước Hòa) nối lại bộ da, nhưng đến nay chưa được toại nguyện.
Ông Phạm Thanh Long, Chủ tịch UBND xã Ia Jlơi, H.Ea Súp, xác nhận sự việc ông Lần đánh hổ cứu người trên là có thật. “Câu chuyện xảy ra khá lâu, nhiều người đều biết, địa phương cũng ghi nhận về hành động dũng cảm của ông Lần”, ông Long nói.
Đánh hổ bên sông Nhật Lệ
Làng Trung Bính, xã Bảo Ninh (Đồng Hới) vẫn ngưỡng mộ bà Bùi Thị Té một đòn triêng (đòn gánh, loại nhọn hai đầu, có nơi gọi là đòn xóc) hạ được con hổ rình rập vồ 3 đứa trẻ.
Năm 1950, tiết trời tháng 3, bà Té lúc đó 17 tuổi. Gánh hàng qua đụn cát, vào rừng dương, gặp 3 đứa trẻ làng ngũ tránh nóng buổi trưa. Bà ngồi nghĩ, bỗng có tiềng ùm..ao nhỏ nhỏ trong lùm cây rậm rạp. Bà tưởng con mèo, đến xem. Không ngờ là con hổ đang rình vồ mồi.
Trong tâm trí bà Té, Trung Bính làm gì có hổ, nhưng bà nghĩ, vùng cát quê bà chạy dọc lên đến Lệ Thuỷ, ở vùng Sen Thuỷ, rừng rú rậm rạp, là nơi hổ sinh sống dày đặc, có thế con hổ này đi lạc ra tận Nhật Lệ cũng nên.
Thấy cần cứu lũ trẻ, bà Té dùng đòn triêng đánh con hổ mấy phát vào chẩm trán. Hổ to như con bò nghé, gầm gừ xé toang sự yên tĩnh của trưa nắng, lao vào tấn công cô Té, nó dùng độc cước sơn lâm, tát vào mặt, cổ, tai, máu hoà vào cát.
Cô gái tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu ấy vẫn hiên ngang chống tròn triêng xuống cát, ngồi thụp người xuống, con hổ lao tới, bị đòn triêng thúc nặng vào ức, tức ngực, con hổ đổ vật xuống cát, bất tỉnh. Bùi Thị Té đứng dậy đánh mạnh nhiều nhát vào chẩm trán, con hổ chết chết ngay vì vỡ sọ.
Cả làng Trung Bính biết chuyện, chạy ùa ra cát, bên bờ sông Nhật Lệ, họ tung hô cô gái Bùi Thị Té đã cứu sống 3 đứa trẻ của làng thoát khỏi nanh hổ. Làng mở cỗ ăn mừng, bà Té được đưa tên vào gia phả họ Bùi ở Trung Bính như người có công trạng khai khẩn lập làng.
Hằng năm, họ tộc xem bà như người có công lớn với làng, đối xử trọng tình, trọng nghĩa. Bà Té sống trong niềm tin yêu của mảnh làng trên cát ven sông Nhật Lệ. Năm 2009, dân làng Trung Bính đưa tiễn người anh hùng làng cát về với tổ tiên khi bà tròn 92 tuổi. Bà Té mất, nhưng chuyện bà đánh hổ vẫn mãi nằm trong di sản ký ức dân làng./.