Từ gạch, túi đến nghệ thuật sinh thái kỳ 2: 6 cách sáng tạo ứng dụng chất thải nhựa trên thế giới

Từ những chiếc ghế đá trong trường học ở Ấn Độ đến những chiếc chậu trồng cây ở Peru, mọi người đang tìm kiếm những giải pháp táo bạo và khéo léo cho một vấn đề nhức nhối lâu năm.

"Ý tưởng sản xuất các tác phẩm nghệ thuật đã xuất hiện"

Mọi sự bắt đầu với một con tê giác, nhưng voi, cheetah và tê tê hiện đã xuất hiện trong tác phẩm nghệ thuật bằng nhựa của Chisomo Lifa. Chàng trai 27 tuổi đến từ Blantyre, Malawi, bắt đầu thu gom rác thải nhựa từ hai năm trước, khi anh chán nản vì nhìn thấy quá nhiều rác trên đường phố. "Lúc đầu tôi không thực sự xác định rõ những gì mình muốn làm, nhưng sau đó ý tưởng sản xuất các tác phẩm nghệ thuật đã xuất hiện."

Lifa nung chảy chai lọ và túi nhựa rồi đúc chúng thành hình những loài động vật, sau đó anh vẽ và đánh vecni. Lifa nói: "Lượng người hưởng ứng rất đông đảo và điều đó khuyến khích tôi tiếp tục với ý tưởng này".

1a9-1655256148.png
Anh Chisomo Lifa với một số tác phẩm điêu khắc voi được làm từ nhựa tái chế.

"Tôi chọn động vật làm hình mẫu cho các tác phẩm điêu khắc của mình vì ở đây cũng có nạn săn trộm động vật hoang dã", anh nói tiếp.

Các tác phẩm điêu khắc của anh đã được trưng bày tại trung tâm vườn Four Seasons, một không gian nghệ thuật hàng đầu ở Lilongwe. Chàng thanh niên này cũng đã bán một số tác phẩm của mình. Lifa hy vọng rằng bằng cách biến rác thải thành những tác phẩm nghệ thuật bắt mắt, anh có thể gây dựng sự ảnh hưởng đến quan điểm của mọi người về môi trường và động vật hoang dã.

Các nhà vận động ước tính rằng 75.000 tấn nhựa được sản xuất tại Malawi mỗi năm, 80% trong số đó không thể tái chế và hầu hết bị chôn vùi trong bãi rác.

Lifa hiện đang giảng dạy tại các trường học và có tham vọng mở một trường học nghệ thuật trong thành phố.

asd1-1655256425.png
Lifa quyết định điêu khắc động vật để làm nổi bật vấn đề săn trộm, cũng như ô nhiễm

"Làm việc với nhựa rất mạo hiểm nhưng đồng thời cũng đầy thách thức, vì chúng tôi phải làm việc trong nhiệt độ cao. Nhưng tôi đang tràn đầy động lực và hiện đang nghiên cứu các loài động vật ít được biết đến như tê tê để mọi người có thể biết những con vật này trông như thế nào”.

“Mọi người có thể tự trồng thực phẩm lành mạnh cho chính mình”

Bằng cách biến chai lọ thành chậu cây, một khu dân cư rộng lớn ở thủ đô của Peru đang giải quyết hai vấn đề - rác thải nhựa và thiếu hụt không gian để trồng rau.

Chris Cortez, người đứng đầu các dự án môi trường ở Santiago de Surco, một quận thuộc Lima, nơi có khoảng 350.000 sinh sống cho biết: Hãy cắt một lỗ ở bên thân chai, treo ngược và lấp đầy đất vào. Chúng được nối với nhau bằng các nắp chai được vặn qua các lỗ trên đáy chai khác, có thể được xâu chuỗi lần lượt chồng lên nhau và treo lên tường. Các chai này đủ lớn để trồng rau diếp, rau bina, cải thìa, củ dền, củ cải hoặc cà rốt.

Cortez cho biết, các lớp học dạy làm vườn trực tuyến của anh đã được tổ chức trong đại dịch Covid-19. Anh cho biết: "Ý tưởng là để cho mọi người thấy được họ có thể trồng thực phẩm lành mạnh tại nhà". Peru có tỷ lệ tử vong trên đầu người cao nhất và là một trong những nơi phong tỏa nghiêm ngặt nhất thế giới. Cortez nói: "Điều này tạo cho họ một việc gì đó để làm khi họ bị cách ly, đặc biệt là người cao tuổi, nhiều người trong số đó lớn lên ở vùng nông thôn”.

1a10-1655256148.png
Chai nhựa đủ lớn để trồng các loại rau như rau diếp, rau bina, cải thìa, củ dền, củ cải hoặc cà rốt

Hơn 220.000 chai nhựa tái sử dụng hiện đang được treo trên một bức tường dài 700 mét ở rìa nhà máy tái chế lớn nhất và lâu đời nhất của Lima trong công viên sinh thái Voces por el Clima. Với nguồn cung cấp chai nhựa dồi dào, Cortez đã tận dụng từng centimet tường cho kỹ thuật làm vườn này, giúp tiết kiệm nước và không gian một cách đáng kể.

Cứ sau vài tuần, hàng ký rau được thu hoạch và đem tặng cho một trong 24 bếp ăn từ thiện, nơi cung cấp các bữa ăn giá rẻ trong các khu vực lân cận của quận.

Gloria Perez, 59 tuổi, người điều hành một bếp ăn từ thiện chia sẻ, cứ vài tháng một lần cô nhận được một kiện hàn, "Bất cứ khi nào có một vụ thu hoạch, chúng tôi đều nhận được rau và thực phẩm sạch”.

"Tất cả các ngân hàng đều từ chối ý tưởng của tôi"

Trên trang Twitter của mình, Nzambi Matee tự mô tả mình là một vũ công. Nhưng nhà khoa học 30 tuổi này đang giành được nhiều lời khen ngợi với tư cách là một doanh nhân xã hội sau khi thực hiện một dự án tái chế rác thải nhựa ở Kenya.

1a11-1655256148.png
Nzambi Matee giữ polymer nhựa chiết xuất, có thể được sử dụng để làm gạch

Tại Nairobi, thủ đô của Kenya, khoảng 2,4 tấn rác được thải ra hằng ngày và có tới 20% trong số đó là nhựa sử dụng một lần. Khoảng 80% trong số đó được đưa đến Dandora, mũi lớn nhất của thành phố. Tại đây, Matee đã nhìn thấy cơ hội để biến một phần trong số 500 tấn nhựa thành vật liệu xây dựng.

Năm 2017, cô từ bỏ công việc phân tích dữ liệu và tạo ra một công xưởng thô sơ trong khu nhà của mẹ nằm ở ngoại ô Nairobi để học cách làm đá lát từ nhựa. "Cô ấy có "một cỗ máy ồn ào đến nỗi hàng xóm cho tôi một năm để kết thúc các hoạt động hoặc họ sẽ báo cáo cho chính quyền về tôi". Phải mất tới 9 tháng để Matee tạo ra tấm lát đầu tiên từ sự kết hợp giữa nhựa và cát.

Tuy nhiên, trái với niềm đam mê cháy bỏng, Matee lại không có vốn để mở rộng. Cô đã đưa ra một số lời chào hàng với các nhà tài trợ. "Nhưng tất cả các ngân hàng tôi tiếp cận đều từ chối ý tưởng của tôi, nói rằng nó quá rủi ro vì tôi không có tài sản thế chấp", cô nói.

Năm 2018, Matee tới Mỹ để gây quỹ. Một năm sau đó, cô trở về quê nhà với khoản kinh tế vững chắc, đủ cho việc sản xuất của mình. Cô hiện có một nhóm gồm 113 người, phần lớn là những người trẻ tuổi, những người lùng sục khắp Dandora để tìm chai nhựa và các chế phẩm nhựa khác. Đến cuối tháng 5, công ty của Matee sẽ tái chế khoảng 100 tấn nhựa thành 200.000 viên gạch lát.

1a12-1655256148.png
Rác thải nhựa tái chế được trộn với cát để tạo thành một hỗn hợp, sau đó được nấu chảy để sản xuất gạch lát nền, gạch lát và nắp cống

Matee được truyền cảm hứng từ nhà môi trường quá cố người Kenya và người đoạt giải Nobel Hòa bình, Giáo sư Wangari Maathai. "Tôi muốn có tác động đến môi trường như Wangari Maathai". Cô được mệnh danh là một trong những nhà vô địch trẻ của Chương trình Môi trường Trái đất 2020 của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc.

Đón đọc kỳ 1 tại đây.