Tiêu dùng xanh ngày 31/5: Giá cà phê trong nước tăng nhẹ, Arabica trên sàn thế giới tiếp tục tăng mạnh

Ghi nhận về thông tin tiêu dùng xanh ngày 31/5 cho thấy, hôm nay, giá cà phê trong nước dao động trong khoảng 41.500 - 42.100 đồng/kg, tăng nhẹ so với hôm qua. Trong khi đó, giá cà phê Arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 7/2022 tiếp tục đà tăng mạnh, 3,65 Cent (1,62%), giao dịch tại 229,45 Cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 31/5 tại thị trường trong nước

Giá cà phê hôm nay 31/5 trong khoảng 41.500 - 42.100 đồng/kg. Cụ thể, tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 41.500 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 42.100 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 42.000 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 42.100 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 42.000 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 42.000 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 41.900 đồng/kg.

Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 42.000 đồng/kg. Thị trường cà phê trong nước tăng nhẹ so với cùng thời điểm sáng qua.

20220531063417-3255-1653957502.jpg
Thông tin tiêu dùng xanh ngày 31/5: Giá cà phê hôm nay 31/5 trong khoảng 41.500 - 42.100 đồng/kg. Ảnh minh họa.

Giá cà phê hôm nay 31/5 tại thị trường thế giới

Giá cà phê Robusta cùng điều chỉnh tăng sau những phiên tăng mạnh của sàn Arabica. Thông tin thời tiết không thuận lợi tại các vùng cà phê Brazil. Cụ thể, thông tin khô hanh tại quốc gia này bắt đầu từ hôm 25/5, cộng hưởng với yếu tố tiền tệ đã giúp giá cà phê bật tăng mạnh trong những phiên gần đây.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, áp lực bán hàng cà phê vụ mới từ các nước sản xuất chính vẫn còn nguyên và khả năng dư thừa cà phê toàn cầu dường như đã khá rõ rệt. Thế giới đang đối diện với nhiều khủng hoảng đan xen gồm lạm phát, năng lượng, lương thực và khí hậu nếu không được giải quyết, nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ mạnh mẽ hơn nữa. Đây là những nguyên nhân kìm hãm đà tăng của giá cà phê.

Giá cà phê chốt phiên giao dịch đầu tuần (31/5), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 8 USD (0,38%), giao dịch tại 2.105 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 10 USD (0,48%) giao dịch tại 2.106 USD/tấn. Khối lượng giao dịch rất thấp.

Giá cà phê Arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 7/2022 tiếp tục đà tăng mạnh, 3,65 Cent (1,62%), giao dịch tại 229,45 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 3,75 Cent/lb (1,66%), giao dịch tại 229,7 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình.

Trước đó, Đồng Real Brazil (Brl) tăng lại, lên mức cao nhất tính từ 5 tuần nay, nhờ chính sách tăng lãi suất mạnh của Ngân hàng trung ương Brazil. Nhờ vậy giá cà phê Arabica tăng mạnh lấn lướt cả Robusta. Đồng USD rẻ cũng kích sức mua tạo thêm điều kiện cho giá cà phê tăng tốt.

Nhận định về thị trường trong nước hiện tại, chuyên gia Nguyễn Quang Bình cho hay, do cuộc xung đột Nga - Ukraine đẩy giá hàng hóa thương phẩm tăng khá đều. Chỉ số hàng hóa giao ngay Bloomberg (Bloomberg Commodity Spot Index) tính từ đầu năm 2022 đến nay tăng 33% trong tất cả nhóm hàng, từ năng lượng, kim loại đến nông sản.

Điều này được thể hiện qua lượng vốn đổ vào các danh mục đầu tư của các nhóm quỹ kinh doanh hàng hóa (ETF). Lượng vốn tăng là một chứng minh cho thấy tâm lý ủng hộ giá hàng hóa thời gian qua rất mạnh. Nhưng người ta đang lo nếu đổ vào quá tay, thì cũng có lúc rút ra mạnh tay ảnh hưởng đến giá hàng hóa, nhất là khi Fed đang báo hiệu tăng lãi suất điều hành đồng USD mạnh hơn.

Ở diễn biến khác, Cảng Thượng Hải đã được dỡ bỏ lệnh phong tỏa nhưng không thể một sớm một chiều giải quyết được lượng hàng hóa dồn ứ. Giá cước từ cảng lên hàng tại Trung Quốc hiện cao gấp 20 lần cước từ Mỹ để đưa hàng sang châu Á. Chính vì vậy, đường đi của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng tiêu cực ít ra trong vài tháng nữa.

Ông Bình cho biết, dù không ít nhà kinh doanh cà phê Việt Nam đã chọn hướng thuê tàu rời để đưa hàng sang các nước nhập khẩu, nhưng chỉ các doanh nghiệp lớn, có mạng lưới hoạt động rộng khắp mới có khả năng thuê tàu cho riêng mình. Doanh nghiệp cà phê Việt Nam, thường chỉ cỡ trung và nhỏ, bán qua trung gian là chủ yếu, nên chưa thể chủ động bán hàng như trước đại dịch. Sức bán vì vậy mà hạn chế. Lượng tồn kho sau 5 tháng đầu niên vụ đã giảm dần. Hiện tượng tranh mua tranh bán giảm, sẽ giúp cho giá bán xuất khẩu không rẻ như trước. Giá cà phê nội địa hiện nay khoảng 42,5 triệu đồng/tấn thì khó có thể chào giá xuất khẩu trừ trên 200 USD/tấn Fob.

Anh Vân (t/h)