Tiêu dùng xanh ngày 13/8: Cà phê trong nước chạm mốc 49.000 đồng/kg

Ghi nhận về thông tin tiêu dùng xanh ngày 13/8 cho thấy, giá cà phê trong nước dao động trong khoảng 48.500 - 49.000 đồng/kg. Thị trường cà phê thế giới tiếp tục tăng tốt. Robusta lên mức cao nhất 7 tháng qua, trong khi Arabica ở mức đỉnh trong vòng 1,5 tháng gần đây.

Giá cà phê trong nước hôm nay 13/8

Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 48.500 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 49.000 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 48.900 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 48.900 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 48.800 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 48.900 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 48.800 đồng/kg.

Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 48.900 đồng/kg. Thị trường cà phê trong nước hôm nay tiếp tục tăng mạnh so với cùng thời điểm sáng hôm qua.

gia-ca-phe-hom-nay-2-6-1660352715.jpg
Tiêu dùng xanh ngày 12/8: Cà phê trong nước tiếp nối đà tăng, chạm mốc 49.000 đồng/kg. Ảnh minh họa.

Biến động giá cà phê thế giới

Giá cà phê trên cả hai sàn phái sinh liên tiếp có những bước nhảy mới, một phần nhờ báo cáo tồn kho trên cả ICE-New York và ICE Europe giảm sâu... Khối lượng giao dịch tăng vọt lên mức cao, hiếm thấy. Những diễn biến mới trong nền kinh tế Mỹ khiến đồng USD đã mất đi vị thế trú ẩn, bị bán tháo mạnh và suy yếu. Dòng tiền đầu cơ lập tức rót vào chứng khoán và các tài sản rủi ro khác trong đó có hàng hóa và giá cà phê cả 2 sàn đương nhiên được hưởng lợi tăng mạnh mẽ.

Theo báo cáo trữ lượng tồn kho sàn ICE Europe, mức tồn kho đã xuống dưới mốc quan trọng là 100,000 tấn vào ngày 10/8 khiến cho lực mua đột ngột tăng mạnh. Cà phê Brazil cũng đang bước vào cuối mùa thu hoạch khi sản lượng đã đạt đến 97% mùa vụ 2022/23. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang áp dụng lại chính sách phong tỏa ở một số thành phố như Chiết Giang, Tân Cương.

Theo phân tích của các chuyên gia, mốc tâm lý 2200 USD dễ dàng bị vượt qua trong phiên vừa qua khiến cho mức kháng cự trên tại vùng 2240 USD đang dần bị lung lay. Giá cà phê Robusta hiện đang ở mức cao nhất trong vòng 5 tháng qua với những đợt tăng mạnh đột biến kể từ tháng 8 vừa qua. Tuy nhiên, dự kiến giá sẽ có sự rung lắc quanh vùng 2240 – 2250 và nhiều khả năng sẽ điều chỉnh từ mức này.

Theo số liệu thống kê của Safras và Mercado, các nhà trồng cà phê Brazil đã thu hoạch được đến 89% mùa vụ 2022/23 – tính đến ngày 9/8, trong đó có 84% là cà phê Arabica và 97% robusta. Tốc độ thu hoạch tuy thấp hơn so với trung bình nhưng nhìn chung vẫn đảm bảo.

Chốt phiên giao dịch cuối tuần (ngày 12/8), giá cà phê Robusta trên sàn ICE Futures Europe - London tiếp tục tăng mạnh, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 36 USD (1,62%), giao dịch tại 2.252 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 11/2022 tăng 38 USD (1,71%), giao dịch tại 2.261 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.

Giá cà phê Arabica trên sàn ICE Futures US - New York, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 2,65 Cent (1,18%), giao dịch tại 226,6 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2022 tăng 2,85 Cent/lb (1,30%), giao dịch tại 222,4 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng rất mạnh.

Giá cà phê kỳ hạn tiếp nối đà tăng sau một số báo cáo kinh tế Mỹ tăng trưởng lạc quan có dấu hiệu giảm phát, nhất là giá dầu thô đồng loạt sụt giảm ở các thị trường tiêu thụ kết hợp với chứng khoán Mỹ tiếp tục suy yếu đã thúc đẩy các Quỹ và đầu cơ trên hai sàn cà phê phái sinh mua mạnh.

Trong tuần qua, với việc chỉ số CPI của Mỹ chững lại trong tháng 7 đã khiến cho các hàng hóa có phần khởi sắc khi tăng điểm tốt với đà tăng liên tiếp trong tuần qua. Việc giá dầu thế giới giảm mạnh và giá hàng hóa chững lại cho thấy các biện pháp thắt chặt tài chính của chính quyền Tổng thống Biden đang phát huy hiệu quả. Mục tiêu kiềm chế lạm phát vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu nhưng thị trường đã có phần khởi sắc hơn.

Thu hoạch cà phê Conilon Robusta đã hoàn tất và Arabica vào giai đoạn cuối, hàng vụ mới 2022/2023 của nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới đã sẵn sàng để được đưa ra thị trường. Tuy nhiên, nông dân cà phê Brazil hiện không mặn mà bán ra vào lúc này do tỷ giá đồng Real tăng liên tiếp sẽ khiến họ thu về lượng nội tệ ít hơn. Nhiều nông dân Brazil cho rằng, sản lượng cà phê của họ năm nay không đạt như kỳ vọng nên họ không vội vàng bán hàng giao ngay như các năm trước.

Thương mại tại thị trường nội địa Việt Nam xôn xao vì không còn hàng Robusta để mua. Một số nhà xuất khẩu phải mua lại hàng từ các công ty kinh doanh lớn nếu không muốn đền hợp đồng đã ký và mức giá chênh lệch cộng bắt đầu xuất hiện. Đã có ý kiến cho rằng, sản lượng robusta vụ mùa vừa qua đã được dự báo cao hơn thực tế khá nhiều, trong khi hàng vụ mới phải đến cuối tháng 11 mới bắt đầu được ra thị trường.

Theo nhận định của các chuyên gia trang giacaphe.com thị trường nội địa Việt Nam đã xuất hiện hiện tượng thương lái thu mua vét hàng trong tay nhà nông…

Vân Anh (t/h)