đổi mới sáng tạo
TP. HCM hướng đến 40% GRDP từ kinh tế số vào năm 2030
Thành phố Hồ Chí Minh đang trên con đường trở thành trung tâm kinh tế số hàng đầu Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Với quyết tâm đưa kinh tế số chiếm 40% GRDP vào năm 2030, TPHCM không chỉ khẳng định vai trò đầu tàu kinh tế mà còn tiên phong trong đổi mới sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ, hướng tới một tương lai phát triển bền vững.
Kinh tế - xã hội có sự phục hồi rõ nét, tháng sau tích cực hơn tháng trước
Tình hình kinh tế xã hội của nước ta trong 7 tháng qua tiếp tục duy trì xu hướng tích cực trong các ngành và nhiều lĩnh vực. Cùng với đó, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Các hoạt động đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, các ngành, lĩnh vực công nghiệp mới như chíp, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo… tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ.
InnoEx 2024: 4.000 CEO, 85 quỹ đầu tư và cộng đồng khởi nghiệp cùng đổi mới sáng tạo
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ, đổi mới sáng tạo trở thành động lực chính để các doanh nghiệp và quốc gia vươn lên. Nhận thức rõ vai trò của đổi mới, InnoEx 2024 - Diễn đàn & Triển lãm Đổi mới Sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á đã chính thức được công bố, hứa hẹn mang đến một mùa hè sôi động và đầy triển vọng cho cộng đồng doanh nghiệp, startup, nhà đầu tư và các chuyên gia trong khu vực.
Thủ tướng: Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là con đường ngắn nhất để đạt được các mục tiêu
Nhấn mạnh khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là nguồn tài nguyên vô tận, không gian phát triển vô hạn, đồng thời cũng là con đường ngắn nhất để đạt được các mục tiêu, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó có đề xuất, triển khai các chính sách vượt trội để phát huy hơn nữa vai trò của khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo trên tất cả các lĩnh vực.
Thúc đẩy kinh tế sáng tạo điểm tựa cho những mô hình tăng trưởng kinh tế mới
Theo Báo cáo nghiên cứu Phát triển kinh tế sáng tạo, các điểm mạnh trong phát triển kinh tế sáng tạo của Việt Nam bao gồm: di sản văn hóa phong phú và đa dạng; dân số trẻ, năng động và thành thạo công nghệ; những thay đổi chính sách tích cực đối với các mô hình kinh tế mới.
Động lực tăng năng suất, chất lượng từ nền tảng đổi mới sáng tạo
Đảng và Nhà nước xác định vai trò nền tảng của Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo xem đây là “động lực chính” để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đảng và Nhà nước cũng đã ban hành các chủ trương, đường lối, chính sách, định hướng lớn để phát triển đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo.
Đổi mới sáng tạo sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận các nền tảng công nghệ mới
Các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam, phần lớn chỉ ứng dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật số ít đòi hỏi về nghiên cứu chuyên sâu, nghiên cứu cơ bản. Bởi vậy, trong quá trình đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp phải tìm ra giải pháp công nghệ để hợp nhất các nền tảng công nghệ, thiết bị sẵn có.
Viettel được vinh danh là thương hiệu bền vững nhờ đổi mới sáng tạo
Tại Gala trao giải Better Choice Awards 2023, Tập đoàn Viettel được vinh danh là Thương hiệu bền vững nhờ Đổi mới sáng tạo với số lượng bình chọn nhiều nhất 113.293 số phiếu từ khán giả, đứng đầu trong hạng mục đề cử của 26 doanh nghiệp trên cả nước.
Đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững là hai yếu tố quan trọng đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp về lâu dài, đồng thời giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị cho nhà đầu tư và cộng đồng. Đổi mới sáng tạo còn hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu về phát triển bền vững.
Tổng kết các hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo dành cho giới trẻ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
Hội nghị tổng kết chương trình liên tịch giữa Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh và Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh được tổ chức ngày 18/5/2023 tại TP. Hồ Chí Minh nhằm tổng kết các hoạt động hỗ trợ nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo dành cho học sinh, sinh viên, thanh niên trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2019 - 2022.
Giải pháp ứng dụng chuyển đổi số, hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại TP. Hồ Chí Minh
TP. Hồ Chí Minh là trung tâm khoa học và công nghệ của cả nước, luôn lấy nghiên cứu khoa học là nền tảng, nhà khoa học là động lực và doanh nghiệp là trung tâm, phù hợp với bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Bắc Giang: Nỗ lực phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Ngày 22/3, UBND tỉnh Bắc Giang đã tổ chức diễn đàn “Định hướng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bắc Giang”, đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Techfest Bắc Giang 2023.
Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam ngày càng thu hút các nhà đầu tư
Với chủ đề “Dịch chuyển của dòng vốn đầu tư toàn cầu”, Diễn đàn Quỹ đầu tư Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam năm 2022 (Vietnam Venture Summit 2022) là cơ hội để các bên sẽ cùng trao đổi, làm rõ bức tranh về dòng chảy đầu tư khởi nghiệp sáng tạo trên thế giới và tại Việt Nam, những lĩnh vực công nghệ thu hút đầu tư, cũng như đề xuất các chính sách, giải pháp thúc đẩy hơn nữa hoạt động đầu tư cho đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại Việt Nam.
Thúc đẩy nguồn lực đổi mới và sáng tạo Việt, hướng tới một đất nước phát triển
Việt Nam là một nước đang phát triển và luôn tiềm ẩn cạm bẫy của một đất nước thu nhập trung bình. Để vượt qua thách thức đó nhằm thực hiện tốt Tầm nhìn 2050 của đất nước, cần đẩy mạnh 3 nội dung để thúc đẩy nguồn lực đổi mới và sáng tạo Việt hướng tới một đất nước phát triển.
Tiềm năng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo ở Đồng bằng sông Cửu Long
"Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KN ĐMST) hoàn hảo hiếm có, thể hiện rõ nét đặc trưng kinh tế của vùng. Đặc biệt, vùng tập trung nhiều doanh nghiệp, tập đoàn liên quan đến các thế mạnh của vùng; các viện/trường tập trung phát triển nông nghiệp sinh học và ĐMST".
TECHFEST Mekong 2022 - Khát vọng vùng đất Chín Rồng
Ngày hội khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Vùng ĐBSCL - TECHFEST Mekong 2022 với chủ đề “Khát vọng vùng đất Chín Rồng” dưới sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ được tổ chức tại Vườn ươm Công nghệ Công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc vào ngày 19-20/10/2022.
Tiếp cận sinh thái và đổi mới sáng tạo cho các khu công nghiệp Việt Nam (phần IV)
Lợi ích kinh tế được tạo ra từ KCN sinh thái bao gồm tạo việc làm thông qua áp dụng các giải pháp sinh thái và hợp tác công nghiệp, giúp tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp do các doanh nghiệp tại KCN được thiết kế và quản lý tốt có thể tận dụng được hiệu quả tài nguyên, giảm chất thải, gia tăng giá trị và giảm thiểu rủi ro, cũng như tận dụng các dịch vụ sẵn có, do đó, tiết kiệm chi phí sản xuất.
Tiếp cận sinh thái và đổi mới sáng tạo cho các khu công nghiệp Việt Nam (phần III)
Tại Việt Nam, Dự án “Triển khai sáng kiến KCN sinh thái hướng tới mô hình KCN bền vững” (Dự án) do UNIDO và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện năm 2015 - 2019 đã nhằm thí điểm chuyển đổi 4 KCN tại Việt Nam (KCN Khánh Phú, KCN Gián Khẩu, Ninh Bình; KCN Hòa Khánh, Đà Nẵng và KCN Trà Nóc 1&2, Cần Thơ) sang mô hình KCN sinh thái.
Tiếp cận sinh thái và đổi mới sáng tạo cho các khu công nghiệp Việt Nam (phần II)
Kinh nghiệm thế giới chuyển đổi các KCN truyền thống sang KCN sinh thái đã diễn ra tại nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Hà Lan, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Brazil, Ai Cập, Trung Quốc (Tian & các cộng sự, 2014). Ngoài ra, chuyển đổi các KCX-KCN, cũng như các khu kinh tế thành KCN, KCX hay KCN sinh thái là một trong các khuyến nghị quan trọng của UNIDO đối với Việt Nam (UNIDO, 2015).