Thuật Đối nhân xử thế

Cụm từ “đối nhân xử thế” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong cuộc sống. Ông bà ta cũng nhiều lần khuyên răn: “Ở đời sống phải biết đối nhân xử thế con ạ”. Ứng xử sao cho thông minh, khôn khéo được ví như một “nghệ thuật”. Không chỉ vậy, nó còn là kỹ năng sống, bí quyết giúp mọi người thành công hơn trong mọi lĩnh vực.
cach-ung-xu-cua-nguoi-xua-khi-bi-coi-thuong-trong-cuoc-song-114132-1666919070.png
 

Vị trị thứ nhất: Miệng

- Không bóc mẽ thiếu sót của người khác

Mỗi người đều có sở đoản, đều có khuyết điểm. Con người sống trên đời, đều cần có chút thể diện, vì thế, chúng ta không nên bóc mẽ khuyết điểm của một ai đó trước mặt người khác. Khi bạn không nghĩ cho người khác, người khác hẳn sẽ có lúc khiến cho bạn phải khó xử. Thay vì làm những việc đó, chi bằng hãy nói những lời hay ý đẹp, như thế đường đời mới càng đi càng rộng!

- Không khoác lác bốc phét

Rất nhiều người hễ cứ rảnh là thích ngồi "chém gió", khoác lác, như kiểu không nói khoa trương lên thì không thể hiện được bản lĩnh của bản thân vậy. Tuy nhiên khi người khác nhìn thấu họ, họ có thể sẽ phải trả giá. Khoác lác bốc phép mặc dù không bị đánh thuế nhưng thực sự chẳng đạt được điều gì tốt đẹp.

- Không nói những lời thừa

Có việc gì thì nói, không có việc gì hãy giữ im lặng, duy trì trạng thái điềm tĩnh thay vì tuôn ra một tràng những lời chẳng ai muốn nghe, thậm chí là khó chịu. Thực tế chứng minh, lời nói ra phải đúng người đúng việc mới có thể gia tăng sức hút của bản thân. Trong cuộc sống, những lời nói cho thấy sự am hiểu và cảm thông một cách tinh túy, sâu sắc mới được người khác đón nhận, yêu thích. Những lời nói trống rỗng chỉ khiến người nghe thêm chán ghét mà thôi.

Vị trí thứ hai: Tâm

- Hãy vun đắp một trái tim lương thiện: Lương thiện là thiên tính của mỗi con người, là yếu tố căn bản nhất để hình thành nên một con người. Mất đi lương thiện, con người sẽ không bằng cả loài cầm thú. Ác giả ác báo, thiện hữu thiện báo, có một trái tim lương thiện, làm việc thiện, cuộc đời bạn nhất định sẽ ngày càng tốt đẹp. Vũ Quả từng nói: Lương thiện là viên chân trâu hiếm có trong lịch sử, người lương thiện đều là những người vĩ đại. Một người có thể không giàu có, không nổi tiếng nhưng không thể không có trái tim lương thiện. Mất đi yếu tố này, con người đã đánh mất cái gốc rễ căn bản nhất. Hãy thường xuyên gieo lương thiện để cuộc sống của chúng ta luôn gặp những điều tốt đẹp và hạnh phúc.

- Vun đắp một trái tim khoan dung: Làm người, hãy cố gắng nghĩ và hiểu cho nỗi khổ của người khác. Sự khoan dung của bạn nhất định sẽ đổi được sự tôn trọng nhiều hơn từ những người xung quanh. Tất cả mọi sự khoan dung đều bắt nguồn từ việc nghĩ cho người khác, hiểu được nỗi khổ hay những điều khó nói của người khác.

- Vun đắp một trái tim khiêm tốn: Khiêm tốn thể hiện tầm nhìn của con người, là một sức mạnh và là một dạng bao dung. Khiêm tốt một chút sẽ chẳng hề thiệt thòi. Một trái tim khiêm tốn giống như một cây có dại, không gây cười cho thế giới bên ngoài, cũng chẳng bận tâm đến sự giễu cợt từ thế giới bên ngoài đó mà lặng lẽ tích lũy sức mạnh cho bản thân. Khiêm tốn là một dạng bao dung, giống như núi không chê đá nên ngày một cao, biển không chê nước mà ngày một mênh mông, rộng lớn vậy.

Vị trí thứ ba: Hành vi

- Đừng đi đường tắt: Thành công không có đường tắt, nhất định phải hết sức nỗ lực mới có thể đạt được mục tiêu. Những người sử dụng đủ các loại mánh khóe, mặc dù nhất thời có vẻ như đạt được một vài kết quả tốt nhưng nền móng không vững chắc, cuối cùng sẽ không có kết quả lý tưởng.

- Không hại người để làm lợi cho mình: Làm tổn hại cho người khác, mưu lợi cho bản thân là việc tuyệt đối không nên làm. Việc này có thể đem lại lợi ích trước mắt song hãy nghĩ xem, người khác cũng đâu có ngốc. Bạn đối xử với họ thế nào, họ sẽ đối xử lại với bạn như vậy thôi. Bạn cho rằng bạn kiếm chác, hưởng lợi từ việc làm của mình nhưng bạn có biết rằng, bạn đang bán rẻ nhân cách của bản thân? Giữa người với người, tốt nhất hãy để trạng thái tương hỗ tồn tại, giúp đỡ lẫn nhau tốt hơn việc đạp người khác xuống để mình ngoi lên. Bởi việc làm trái đạo lý này sớm muộn cũng phải trả giá.

- Không tham thứ mang lại giá trị vụn vặt mà làm ảnh hưởng đến nhân cách: Trên đời này chẳng có bữa cơm nào là miễn phí, chiếc bánh từ trên trời rơi xuống cũng chưa chắc đã rơi trúng bạn. Không ít người vì muốn tranh thủ những lợi ích vặt vãnh, không phải của mình mà đánh mất những giá trị lớn hơn, có thể là tài sản của chính mình hay cao hơn nữa là lòng tin, sự tín nhiệm của người khác..../.

Lê Hà TH