Thái Bình ơi Thái Bình…

Nhiều lần về Thái Bình, thấy nơi này quá nhiều duyên nợ với xứ Nghệ, đặc biệt là huyện ven biển Tiền Hải. Trong cuộc trò chuyện với ông Vũ Đức Hằng ở xã ven biển Nam Thịnh tôi được nghe nhiều thông tin thú vị về vùng đất này.
99aca1c2fad27e534a8085fbe7b71784-1644659721.jpg
Đền thờ Nguyễn Công Trứ ở Kim Sơn, Ninh Bình

Trước đây Thái Bình là vùng đất ven biển hoang vu và lầy lội, qua nhiều thế hệ cải tạo xây đắp nay Thái Bình đã trở thánh tỉnh có hạ tầng giao thông khá hoàn chỉnh, kinh tế phát triển khá với những làng ấp trù mật, phì nhiêu, những khu đô thị hoàn chỉnh và những trung tâm thương mại đông đúc.

Có được bộ mặt như ngày nay, Thái Bình đã ghi dấu ấn của một người xứ Nghệ: Doanh điền Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858).

Cụ Trứ quê Nghi Xuân, Hà Tĩnh, một nhà nho lận đận trên đường khoa cử đã để lại dấu ấn sâu sắc ở Thái Bình. Khi làm quan, được giao nhiệm vụ dẹp loạn cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành, ông đã nhận ra những kẻ “làm loạn” không phải ai xa lạ mà chính là những người dân đói khổ lưu vong không có ruộng đất. Muốn khắc phục được nạn phiêu tán và nổi loạn thì phải giải quyết được nhu cầu ruộng đất và cơm áo cho nông dân nghèo.

bien-dong-chau-1644660090.jpg
Tiền Hải huyện ven biển Thái Bình được Doanh điền Nguyễn Công Trứ khai khẩn

Nguyễn Công Trứ nhận thấy những miền bãi bồi ven biển chính là sự hào phóng của thiên nhiên ban tặng, bãi biển Tiền Châu được hình thành từ quá trình bồi tạo của sông Hồng, sông Lân và sông Trà Lý, lúc đó bát ngát ngàn trùng, đất đai màu mỡ có thể khai phá thành đất canh tác.

Ông đã trình sớ lên triều đình nêu rõ nguyên nhân sâu xa của khởi nghĩa nông dân và đề nghị triều đình tổ chức cho nông dân nghèo tiến hành khẩn hoang quy mô lớn vùng bãi biển này. Tấu sớ của Nguyễn Công Trứ đã mở ra lối thoát cho tình hình bế tắc trầm trọng của xã hội đương thời.

Tháng 3/1828, phụng sự triều đình, Nguyễn Công Trứ đi thuyền rồng đến bãi Tiền Châu trực tiếp chỉ huy cuộc đại khẩn hoang với những kế sách độc đáo và táo bạo để yên dân…./.

Phan Thế Hải