xu hướng phát triển
Kỷ niệm 2 năm xuất bản Tạp chí Doanh nghiệp & Kinh tế xanh (31/8/2021 -31/8/2023): Phấn đấu trở thành tạp chí có vị thế trong nền báo chí cách mạng Việt Nam
Mặc dù mới thành lập được hai năm và đang phải cạnh tranh gay gắt với hàng trăm tờ báo, tạp chí trong thời đại chuyển đổi số, bùng nổ thông tin, nhưng Tạp chí Doanh nghiệp & Kinh tế xanh luôn giữ vững định hướng tuyên truyền và tôn chỉ mục đích. Nội dung Tạp chí không bị “báo hóa”, không giật gân, câu khách; đội ngũ phóng viên, biên tập viên giữ vững lập trường, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo chân chính. Vượt qua mọi khó khăn, Tạp chí đang phấn đấu để trở thành một cơ quan báo chí có vị thế trong nền báo chí cách mạng Việt Nam.
Đồng Tháp phấn đấu có trên 500 ha cây ăn quả hữu cơ đến năm 2025
Theo Kế hoạch Phát triển cây ăn trái chủ lực tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030. Tỉnh Đồng Tháp phấn đấu diện tích sản xuất cây ăn trái hữu cơ trên 500ha.
Phát triển mô hình du lịch kết hợp với nông nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng nơi 1 ha đất nông nghiệp tạo ra giá trị 6 tỷ đồng
Việt Nam là một đất nước gắn liền với nông nghiệp và có nhiều lợi thế để phát triển mô hình du lịch kết hợp với nông nghiệp. Riêng tại tỉnh Lâm Đồng hiện có 36 điểm du lịch mô hình canh nông sáng tạo, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đạt hơn 6 tỷ đồng/ha. Đây cũng là mô hình du lịch hứa hẹn sẽ là xu hướng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Những xu hướng chính của thị trường nhựa Bắc Âu doanh nghiệp cần biết
Theo Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam - EU (EVFTA), mức thuế nhập khẩu vào Liên minh châu Âu dành cho nhựa và các sản phẩm nhựa (chương 39) của Việt Nam giảm về 0% kể từ ngày 1/8/2020. Do vậy, ngành nhựa và các sản phẩm từ nhựa được đánh giá là có tiềm năng khi xuất khẩu sang thị trường các nước EU nói chung và Bắc Âu nói riêng.
Hiện trạng nông nghiệp Đông Nam Á
Đông Nam Á gồm 11 quốc gia, là khu vực đông dân và đi lên trên nền tảng nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp hình thành từ lâu đời, nặng về lương thực, đặc biệt là trồng lúa nước. Đến nay, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP của các nước trong khu vực dao động từ 10% đến trên 20%. Nông nghiệp đóng vai trò trụ cột và được ưu tiên trong nhiều chính sách trọng điểm về phát triển bền vững.