phát triển năng lượng tái tạo
Nỗ lực của Việt Nam nhằm khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo theo xu thế xanh và thân thiện môi trường
Chính phủ Việt Nam đã xây dựng và ban hành nhiều chiến lược phát triển năng lượng trong đó có Quy hoạch điện VIII, với mục tiêu tăng cường tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng công suất phát điện quốc gia. Để chuyển dịch năng lượng thành công, các chuyên gia năng lượng nhận định có 4 yếu tố cốt lõi cần hướng tới, đó là: công nghệ, nền kinh tế cạnh tranh, mở cửa thị trường và chính sách hỗ trợ về khoa học và công nghệ.
Không giới hạn phát triển năng lượng tái tạo, khuyến khích chuyển dịch năng lượng
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh quan điểm không giới hạn phát triển năng lượng tái tạo trên cơ sở bảo đảm an toàn hệ thống, đồng thời điều chỉnh, cập nhật kịp thời Quy hoạch Điện VIII, tạo thuận lợi cho xu hướng chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo.
Cơ chế mua bán điện trực tiếp tạo đột phá trong lộ trình xác lập thị trường điện cạnh tranh
Cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) là bước đi có tính đột phá trong lộ trình xác lập thị trường điện cạnh tranh, đồng thời giúp doanh nghiệp có cơ hội lựa chọn các nhà cung cấp điện để đạt được chứng chỉ sản xuất Xanh. Cơ chế mua bán điện trực tiếp sẽ lần đầu tiên cho phép các đơn vị phát điện năng lượng tái tạo được lựa chọn bán điện trực tiếp cho khách hàng sử dụng điện bên cạnh bán điện cho các Tổng công ty điện lực.
EU tiếp tục hỗ trợ Ninh Thuận phát huy lợi thế trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
Mặc dù chịu nhiều khó khăn bởi tác động của biến đổi khí hậu, thế nhưng với sự hỗ trợ của Chính phủ, của các tổ chức quốc tế, Ninh Thuận đã biến những khó khăn, thách thức thành tiềm năng, lợi thế phát triển trở thành Trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước.
Khuyến khích doanh nghiệp tiêu dùng năng lượng xanh, năng lượng tái tạo để nhận được tín chỉ xanh
Cần làm rõ đối tượng tham gia mua bán điện trực tiếp; quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ các bên tham gia mua bán điện trực tiếp về lợi ích kinh tế, bảo đảm an toàn lưới điện; chính sách ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp tiêu dùng năng lượng xanh, năng lượng tái tạo để nhận được tín chỉ xanh...
Trung tâm kinh tế biển quốc gia tạo động lực để Bà Rịa – Vũng Tàu phát triển bền vững kinh tế biển
Đề án “Phát triển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia” đưa ra 3 khâu đột phá, trong đó, phát triển kết cấu hạ tầng đa mục tiêu, đồng bộ, mạng lưới giao thông kết nối các trung tâm kinh tế lớn trong vùng và cả nước; 4 trọng tâm và động lực phát triển mô hình kinh tế biển bền vững.
Tập đoàn hàng đầu thế giới huy động nguồn lực cho các dự án chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam
Việc triển khai dự án điện gió ngoài khơi không dừng lại ở việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật mà còn đào tạo nhân lực vận hành, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ; đồng thời đề xuất những cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Tiềm năng phát triển năng lượng xanh tại Việt Nam đang tạo sức hút doanh nghiệp Australia
Việt Nam và Australia đã và đang có rất nhiều tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo. Việt Nam hy vọng phía Australia sẽ hợp tác với Việt Nam trong khai thác, chế biến khoáng sản, đầu tư sản xuất và đào tạo nhân lực trong lĩnh vực năng lượng tái tạo... với phương châm cùng có lợi và hỗ trợ Việt Nam thực hiện mục tiêu chuyển đổi năng lượng, Net Zero vào năm 2050.
Thúc đẩy đầu tư phát triển năng lượng tái tạo tại Cà Mau
Cà Mau định hướng phát triển ngành năng lượng tái tạo nói chung và năng lượng gió nói riêng là ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh.
Hoa Kỳ hỗ trợ 3 triệu USD phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam
Với khoản đồng tài trợ 3 triệu USD từ Phái Đoàn ngoại giao Hoa Kỳ, dự án thí điểm này góp phần hỗ trợ Việt Nam tích hợp nhiều năng lượng tái tạo hơn vào hệ thống năng lượng quốc gia nhằm đạt những mục tiêu tham vọng về khí hậu.
Cần có định hướng chính sách ổn định để phát triển năng lượng tái tạo
Tại Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu COP26 diễn ra ở Glasgow (Scotland), Việt Nam, cùng với nhiều nước trên thế giới đã cùng cam kết đạt mức phát thải ròng bằng "0" (Net Zero) vào năm 2050. Đây vừa là cơ hội nhưng cũng vừa thách thức cho các doanh nghiệp để hướng tới “xanh lưới” hệ thống điện Việt Nam.