giảm phát thải khí nhà kính
Thủ tướng đánh giá cao việc triển khai và tầm quan trọng của Đề án một triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Đề án "Phát triển bền vững một triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030" hết sức ý nghĩa với người nông dân vùng ĐBSCL, với ngành hàng lúa gạo và với nhiệm vụ ứng phó biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu an toàn trước thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính, đưa mức phát thải ròng về "0" theo đúng cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.
Cần tăng tốc chuyển đổi xanh để bước nhanh tới nền kinh tế Net Zero
Để tăng tốc quá trình chuyển đổi xanh thì Chính phủ và doanh nghiệp cần có những hành động mới. Trong đó, Chính phủ và các cơ quan nhà nước, chuyên gia cần hoàn thiện khung chính sách về khử carbon; xây dựng quy định về thị trường carbon, định giá carbon, chứng chỉ xanh...
Việt Nam tích cực hoàn thiện thể chế, chính sách thực hiện các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu
Là thành viên có trách nhiệm, Việt Nam tích cực từng bước hoàn thiện thể chế, chính sách để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ kiểm soát, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozone, chất gây hiệu ứng nhà kính. Trong đó là nỗ lực hạn chế mức thấp nhất sự ảnh hưởng tới môi trường với những giải pháp thiết thực.
Thách thức và giải pháp cho phát triển Nông nghiệp xanh tại Việt Nam
Nông nghiệp xanh là một trong những hướng phát triển trọng tâm của Việt Nam, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và giảm phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên, hành trình chuyển đổi sang nền nông nghiệp xanh còn nhiều thách thức và cần có những giải pháp cụ thể.
Hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy việc giảm phát thải khí nhà kính hướng tới tăng trưởng xanh
Thị trường carbon là cơ chế để thúc đẩy việc giảm phát thải khí nhà kính và chuyển đổi sang nền kinh tế trung hòa carbon. Các tập đoàn, doanh nghiệp sẽ thông qua thị trường này để bù đắp lượng phát thải khí nhà kính của họ bằng cách mua hạn ngạch phát thải hoặc tín chỉ carbon từ các đơn vị loại bỏ hoặc giảm phát thải khí nhà kính.
Trồng cây xanh để chung tay thực hiện Công ước chống sa mạc hóa
Với chủ đề của Ngày Quốc tế chống sa mạch hóa và hạn hạn năm nay là “Chung tay quản lý và sử dụng đất bền vững: Di sản của chúng ta - tương lai của chúng ta”, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị kêu gọi các cấp, các ngành và địa phương tiếp tục nâng cao nhận thức, hành động một cách có trách nhiệm, đồng thời xây dựng và triển khai Chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Chuyển đổi xanh hướng tới sự phát triển bền vững được xem là mục tiêu sống còn trong tiến trình phát triển
PGS.TS Trương Mạnh Tiến - Ủy viên đoàn chủ tịch VUSTA, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường nhận định tại Hội thảo chuyển đổi xanh và phát triển bền vững giảm phát thải khí nhà kính hướng tới mục tiêu Net – Zero vào năm 2050, ngày 5/6 tại Hà Nội.
Cần giúp doanh nghiệp, người dân hiểu rõ về giảm phát thải khí nhà kính và thị trường Carbon
Vấn đề giảm phát thải khí nhà kính và giao dịch tín chỉ Carbon có vai trò rất quan trọng, là lợi thế, là trụ đỡ của nền kinh tế. Do vậy, cần giúp doanh nghiệp và người dân hiểu sâu sắc về giá trị to lớn cũng như thách thức của việc giảm phát thải khí nhà kính và thị trường Carbon, và để có thể thực hiện được cam kết của Việt Nam tại COP26, COP 28.
Nâng cao năng lực báo cáo, kiểm kê khí nhà kính hướng đến xây dựng thị trường các-bon trong nước
Việt Nam đã có các chiến lược, kế hoạch theo lộ trình giảm phát thải để đạt net zero. Trong đó, điều quan trọng nhất là kiểm kê chính xác lượng phát thải khí nhà kính.
Thủ tướng yêu cầu sớm thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon, quản lý các chương trình, dự án, hoạt động giảm phát thải khí nhà kính và tạo tín chỉ carbon phục vụ triển khai thí điểm và phát triển thị trường carbon trong nước, trao đổi với quốc tế.
Đổi mới công nghệ sẽ 'mở khóa' thúc đẩy kinh tế số, kinh tế xanh
Kinh tế số và kinh tế xanh là xu hướng tất yếu và con đường để Việt Nam đột phá, hướng tới phát triển bền vững. Kinh tế số và kinh tế xanh sẽ giúp Việt Nam sớm trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào 2045. Vì thế, cần có lộ trình và giải pháp đồng bộ, cụ thể để thực hiện hoá mục tiêu này.
Nông nghiệp bền vững cần những giải pháp thúc đẩy chăn nuôi Xanh
Khoảng 30% tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn quốc đến từ ngành nông nghiệp. Trong đó, phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn chiếm tỷ lệ lớn. Do vậy, để nông nghiệp phát triển bền vững cần những giải pháp thúc đẩy ngành chăn nuôi Xanh.
Alena Energy cung cấp giải pháp năng lượng thông minh, tái tạo theo hướng Net Zero, chuyển đổi ESG
Việc áp dụng các giải pháp như lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà, sử dụng công nghệ tiết kiệm điện, công nghệ giám sát năng lượng sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí xanh. Cùng với đó, chuyển đổi ESG (Environmental - Môi trường), (Social - Xã hội), (Governance - Quản trị doanh nghiệp) đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm, áp dụng để đo lường hoạt động phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Châu Á - Thái Bình Dương cần nỗ lực hơn nữa để đạt được mục tiêu về khí hậu
Theo PwC, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã giảm cường độ phát thải carbon xuống 2,8% vào năm 2022— hơn gấp đôi tỷ lệ 1,2% của năm 2021 — và chỉ có 5 quốc gia đạt được mục tiêu NDC vào năm 2022.
Nông dân trồng lúa xanh theo kỹ thuật mới được cam kết mua chứng chỉ carbon
Nhằm đẩy mạnh canh tác lúa xanh, giảm phát thải và tăng năng suất doanh nghiệp cam kết đồng hành cùng bà con nông dân và bao tiêu thu mua với mức giá 20 USD tấn carbon tương đương. theo đó một ha có thể giúp giảm lượng phát thải khí nhà kính tương đương từ 3 - 3,25 tấn carbon/vụ.
Phát động cuộc thi tranh biện Giao thông xanh
Nhằm mục đích thúc đẩy giảm phát thải khí nhà kính thông qua cải thiện chính sách, môi trường cho phát triển giao thông điện ở cấp quốc gia, và thực hiện các hoạt động thí điểm về thúc đẩy giao thông điện tại Việt Nam, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức Vòng thi Khu vực miền Bắc cuộc thi tranh biện Giao thông xanh.
NESCAFÉ Plan 2030: Thúc đẩy nông nghiệp tái sinh, giảm phát thải khí nhà kính và hỗ trợ nông dân cải thiện sinh kế
Hôm nay, NESCAFÉ - nhãn hiệu cà phê lớn nhất của Tập đoàn Nestlé và là một trong những thương hiệu cà phê được yêu thích trên thế giới, đã công bố kế hoạch NESCAFÉ Plan 2030 mở rộng với mục tiêu hướng đến canh tác bền vững. NESCAFÉ tiếp tục phối hợp với nông dân để giúp họ chuyển đổi sang nền nông nghiệp tái sinh đồng thời đẩy nhanh tiến độ của dự án NESCAFÉ Plan trong thập kỷ tới.