Suy nghĩ về tâm tư của một cô giáo cắm bản

Tôi và anh bạn dừng xe nghỉ giải lao. Đang giơ máy chụp ảnh thì thấy bà mế vẫy tay khi gặp cô gái đi xe máy. Tôi vội bấm máy. Cô gái khá xinh đẹp, toát lên sự dịu dàng với khuôn mặt rất ưa nhìn. Tôi đến gần, hỏi: - Bà mế và đứa cháu này là người nhà của cháu à?
tp-3-74-1666088069.jpg
Đường về bản. Ảnh minh họa

Không chú ạ, người ta vẫy tay đi nhờ... thì mình cho đi thôi...  Cháu là giáo viên phải không?  Vâng... chắc là chú nhận ra… cháu đeo cặp. Còn chú, có vẻ rất giống nhà báo.  Hì... Chú đi lang thang nhặt ảnh dọc đường. Chú vừa chụp cháu phải không  Ừ, nghề mà... để chú đưa lên Fb và nói với mọi người rằng, người vùng cao đi nhờ xe không khó. Nhưng người miền xuôi đi nhờ xe đã khó lại sợ. Chưa biết chừng mất cả người lẫn xe... Cháu nói thật nhé, ở Hà Nội... ngay cả quen đấy cũng còn lạnh nhạt nữa là... - Sao lại thế

Thôi được, cháu dừng xe nói chuyện với chú mấy phút… chẳng mấy khi được nói chuyện với người dưới xuôi lên đây. Trông chú có vẻ… “bụi bậm” lắm. Chú chụp được nhiều ảnh không? Cũng kha khá… gặp gì chụp đấy mà… xấu đẹp đều là "ảnh nhặt dọc đường" cháu à… mà cháu định kể chuyện gì nhỉ… ở Hà Nội, cả người quen cũng còn lạnh nhạt… là sao

À, chuyện cũng khá lâu rồi. Hôm ấy có mấy anh dưới xuôi đi phượt lên đây, chắc lỡ độ đường, các anh ấy đành dừng nghỉ ở nhà cháu. Cháu cho nấu nướng nhờ và cháu cũng phụ giúp... lại còn ra vườn hái rau cho các anh ấy... các anh còn cho số điện thoại, chụp ảnh lưu niệm... vui lắm. À, bố cháu cũng từng là bộ đội nên cũng vui vẻ thoải mái chú à… lúc chia tay anh nào cũng ríu rít... bảo cháu khi nào có dịp về Hà Nội thì nhớ gọi... ấy vậy mà...

Có chuyện gì vậy? Khoảng nửa tháng, sau cái lần gặp các anh ấy, cháu xuống Hà Nội đưa người nhà đi khám bệnh. Đây cũng là lần đầu tiên cháu xuống Hà Nội đấy... cháu lo lắm... cháu gọi cho các anh ấy... anh thì kêu bận, anh thì đang ở xa... cháu ở trọ mấy ngày trời... gọi điện cho các anh ấy... mà không anh nào gọi điện hỏi thăm... cháu rất buồn và tủi thân.

Thật lòng… cháu không có ý là đến ở nhờ hay nhờ vả anh nào hết. Cháu gọi để cháu yên tâm, để có sự quan tâm, chia sẻ, để thấy tự tin và ấm lòng. Nhưng... cháu thực sự rất buồn và thất vọng. Đấy... người Hà Nội là thế hả chú?

Không phải ai cũng vậy đâu... nhưng ở đời, con người ta dễ quên quá khứ lắm...  Chú nói vậy, làm cháu nhớ đến bộ phim "Cô gái trên sông"... chú xem phim này chưa?  Có, chú có xem. Phim của đạo diễn Đặng Nhật Minh nói về cô gái chở đò giả làm tình với người chiến sĩ khi bị giặc truy đuổi. Nếu không có cô ấy, anh ta chắc chắn sẽ bị bắt…

Đúng ạ. Cô ấy tượng trưng cho những người dân đau khổ và khốn khó, nhưng luôn hy vọng vào một ngày mai tươi sáng, hết lòng che chở cho cách mạng. Giả vờ là vợ chồng, ăn nằm với nhau để che mắt giặc. Vậy mà khi thành công rồi... lên chức to rồi... thì người ấy đã vô ơn, quay lưng lại với họ. Bộ phim làm cháu xúc động mãi…

Thì mấy anh kia... đã quên mất lòng tốt của cháu... và họ đã tránh né... lạnh nhạt, vô cảm… chú cũng rất buồn... Cháu chỉ là cô giáo vùng cao... cô giáo cắm bản... sau lần đó cháu cũng vỡ lẽ ra nhiều điều... lời nói và việc làm còn có nhiều khoảng cách lắm... à... mà chú có biết cắm bản là gì không?

Là dạy học, ăn ở tại bản luôn... là ở các điểm trường. Chú đến nhiều điểm trường rồi... chú biết mà... cô trò còn vất vả, khó khăn lắm... Vậy là cháu cũng hiểu một chút về chú rồi đấy. - Nghĩa là sao?

Hì... chẳng ai tự dưng vào các điểm trưởng nếu không có việc... Thôi... trời sắp tối... có thể có mưa... các chú đi cẩn thận nhé... đường rừng quanh co nguy hiểm lắm. Cháu chào chú... cháu chở bà về kẻo muộn... còn mười mấy cây nữa chú ạ...

Chào cháu... chúc cháu bình an... mọi điều tốt đẹp... Cô giáo vùng cao đi rồi, anh bạn tôi ở dưới bờ suối đi lên nhìn tôi cười phớ lớ: Ai lão cũng bắt chuyện được. Rất phức tạp. Thế mà không hỏi em nó xem nhà có bán rượu không… mua vài lít đi đường… uống rượu cỏ… nguy hiểm lắm… mà sao mặt ông cứ đần thối ra thế… Về nơi nghỉ tôi sẽ kể. Một câu chuyện buồn... đáng để chúng ta phải suy nghĩ. Tiếc là quên không hỏi tên cô giáo. Ở đời còn nhiều người tử tế lắm ông à./.

Quốc Toản