Thách thức ngành trồng khoai lang theo mô hình cũ
Theo Phòng NN-PTNT huyện Bình Tân, đây là vùng được đánh giá cao trong chuyên canh khoai lang lớn nhất tại tỉnh Vĩnh Long, với diện tích trồng hằng năm hơn 1.000ha. Tuy nhiên, nông dân vẫn duy trì thói quen theo kiểu truyền thống về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hoá học định kỳ (7-10 ngày/lần) để phòng ngừa sâu bệnh. Điều này, không chỉ dừng lại ở việc gây mất cân bằng sinh thái, làm sâu bệnh kháng thuốc mà còn ảnh hưởng trầm trọng đến ô nhiễm môi trường, gây sức khoẻ xấu đến cộng đồng. Đặc biệt hơn nữa, nó còn đẩy chi phí sản xuất tăng cao, thua lỗ khi giá khoai lang xuống thấp, dẫn đến nhiều biến động trong việc canh tác khoai lang và có xu hướng chuyển sang các loại cây trồng khác. Đến cuối tháng 9/2024, diện tích khoai lang của huyện chỉ còn 805ha, so với cùng kỳ trước thì đã giảm 218ha.
Cụ thể hơn, ông Nguyễn Vĩnh Phúc, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Vĩnh Long đã đánh giá, nông dân trồng khoai lang ở huyện Bình Tân đã và đang đối mặt với nhiều rủi ro từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, đặc biệt là lạm dụng thuốc BVTV và mức chi phí cho công tác BVTV chiếm tới 30 - 35% tổng chi phí sản xuất. Để khắc phục được điều đó, ông Phúc đề xuất, nông dân cần thay đổi tư duy và cách thức canh tác bằng việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để duy trì sức khoẻ đất và cây trồng, đồng thời giảm bớt chi phí sản xuất đầu vào, tăng chất lượng sản xuất và đạt hiệu quả hơn.
Áp dụng mô hình IPHM trực tiếp vào cây khoai lang
Nhằm hướng đến quy trình sản xuất bền vững, bảo vệ môi trường và tạo ra sản phầm chất lượng, tính an toàn cao, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Vĩnh Long đã bắt tay vào triển khai mô hình “Quản lý sức khoẻ cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây khoai lang “thuộc địa bàn huyện Bình Tân”.
Cùng với đó, mô hình được triển khai tại xã Tân Bình với diện tích thực hiện 24ha tương ứng với 30 hộ đồng ý tham gia. Trực tiếp làm việc với mô hình này, nông dân áp dụng phương pháp canh tác giảm giống từ 2 muôn giống/1.000m2 xuống còn 1,6 muôn (1 muôn = 10.000 dây giống). Song song, phân bón hoá học được cắt giảm, thay thế một phần bằng phân hữu cơ và số lần phun thuốc BVTV cũng giảm 2 lần so với mô hình cũ truyền thống.
Không những thế, hằng tuần nông dân đều phải theo dõi, ghi chép các tiêu chí như: Số lá, chiều dài dây khoai, tổng số củ, tỷ lệ củ bị sâu đục, bệnh thối củ và mật độ các loài thiên định. Đồng thời, ruộng khoai trong mô hình còn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật như “3 giảm 3 tăng”, “1 giảm 5 giảm”, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM),... tất cả đều hướng đến sự tương tác, chủ động của người nông dân với chất lượng sản phẩm của mình.
Sự bứt phá trong lợi nhuận
Cập nhật mới nhất, đây là lần đầu tiên nông dân tại ấp Tân Phú, xã Tân Bình thuộc huyện Bình Tân, áp dụng quy trình canh tác mới nên rất đã nao nức tham gia vào kiểm chứng kết quả. Hơn cả sự mong đợi, ruộng áp dụng mô hình IPHM đạt năng suất 3,7 tấn/công (1 công = 1.000m2), cao hơn 1 tấn so với ruộng đối chứng. Thông qua tính toán kỹ lưỡng và sau khi trừ chi phí, nông dân thu lãi gần 11 triệu đồng/công, tương ứng với lợi thuận tăng thêm 20 triệu đồng/ha. So với cùng kỳ, đây là mức lợi nhuận cao nhất trong 2 năm trở lại đây, điều này người dân nơi đây trở nên phấn khởi và có niềm tin trở lại với ngành trồng khoai lang.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Văn Phúc (ngụ ấp Tấn Phú) cũng đang thu hoạch ruộng khoai đạt năng suất 62 tạ/công (1 tạ = 60kg), cao hơn ruộng ngoài mô hình 15 tạ. Ông Phúc chia sẻ, ruộng của mình không chỉ đạt năng suất cao mà lợi nhuận cũng vượt trội, tăng gần 2 triệu đồng mỗi công so với cách canh tác truyền thống.
Tương tự, ông Võ Văn Tấn chia sẻ về sự lo lắng của gia đình khi quyết định áp dụng mô hình IPHM, cụ thể là sẽ cắt giảm 4.000 dây giống/công vì sợ trồng thưa sẽ giảm năng suất. Nhưng thực tế, trồng mật độ vừa phải cây khoai sinh trưởng sẽ nhanh hơn, giúp củ ăn sâu vào đất và to hơn, nên đạt năng suất cao hơn và tỷ lệ củ bị sâu, sùng cũng giảm đi.
Ngoài ra, ông Tấn còn cho biết, nhờ được tập huấn nên ông đã nắm vững vòng đời của sâu bệnh và phun thuốc đúng thời điểm. Điều này đã giúp tiết kiệm tiền mua thuốc BVTV từ 9 triệu đồng/công/vụ xuống còn 5 triệu đồng, giảm được cả công phun nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng thành phẩm.
Nhìn chung, việc áp dụng mô hình quản lý sức khoẻ cây trồng tổng hợp (IPHM) là giải pháp hàng đầu cho canh tác khoai lang hiện nay. Mô hình không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn giúp nâng cao nhận thức của nông dân về việc áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là những biện pháp như tuân thủ lịch thời vụ, luân canh cây trồng khác họ, kết hợp đồng bộ các biện pháp canh tác, cả sự kết hợp ở sinh học và hoá học,...
Đồng thời, IPHM sẽ giúp sản xuất bền vững, bảo vệ môi trường, sức khoẻ cộng động và tạo ra sản phẩm an toàn, góp phần vực dậy vùng nguyên liệu khoai lang của tỉnh trong năm tới, và cả các loại cây trồng khác./.