Theo đó, năm nay, với trên 47.000 ha sắn hiện có, tập trung chủ yếu ở các huyện như Thuận Châu, Bắc Yên, Mai Sơn, Quỳnh Nhai, Sốp Cộp, Phù Yên..., sản lượng đạt trên 550.000 tấn, tỉnh Sơn La xác định tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tích cực tìm kiếm thị trường, phấn đấu xuất khẩu hơn 94.000 tấn sản phẩm sắn các loại, đạt giá trị khoảng 36 triệu USD.
Ghi nhận cho thấy, hiện trên địa bàn tỉnh có 2 nhà máy chế biến sắn cùng công suất chế biến 300 tấn/ngày là các đơn vị chủ lực trong thu mua, chế biến sản phẩm sắn cho nông dân địa phương.
Được biết, năm 2022 riêng 2 nhà máy này đã thu mua, chế biến hơn 300.000 tấn sản phẩm sắn cho nông dân, chiếm khoảng hơn 60% tổng sản lượng sắn trong toàn tỉnh.
Sắp tới, bên cạnh việc tạo điều kiện cho các nhà máy này hoạt động hiệu quả; tích cực hướng dẫn người nông dân đẩy mạnh chăm sóc, thâm canh diện tích sắn nguyên liệu, tỉnh Sơn La sẽ tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư để có nhiều hơn các nhà đầu tư đến xây dựng các nhà máy chế biến, góp phần hoàn thành mục tiêu sản xuất, chế biến, xuất khẩu các sản phẩm nông sản nói chung, sản phẩm sắn nói riêng.
Theo kinh nghiệm của người dân trồng sắn trong xã, từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 4 hàng năm, bắt đầu làm đất trồng sắn, đến cuối tháng 12, đầu tháng 1 năm sau có thể thu hoạch. Loại cây này trồng được những nơi đất có độ dốc cao, đất bạc màu, thời gian thu hoạch dài; phơi khô tích trữ được lâu không bị mối mọt. Ngoài ra, có thể trồng xen cây lạc, đỗ; tận dụng lá sắn làm thức ăn cho tằm, cá, hoặc ủ chua làm thức ăn cho gia súc, thân cây sắn nghiền nhỏ để ủ phân hữu cơ hoặc giá thể trồng nấm sò...