xuất khẩu sắn
Giá sắn giảm mạnh, doanh nghiệp thu mua ít nông dân Lai Châu thất thu một nửa so với mọi năm
Nguyên nhân chính giá sắn giảm mạnh là sự thiếu hụt về nhu cầu tiêu thụ từ các nhà máy chế biến tinh bột sắn trong nước, nhất là thị trường tiêu thụ kém ổn định từ Trung Quốc, trong khi nhu cầu thu mua giảm thì nguồn cung lại tăng do vụ này các tỉnh khác tăng diện tích trồng sắn, gây áp lực giảm giá khiến người trồng sắn Lai Châu thất thu.
Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang một số thị trường tăng trưởng mạnh
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 5/2023, Việt Nam xuất khẩu được 192.910 tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 80,22 triệu USD, tăng 1,6% về lượng và tăng 5,5% về trị giá so với tháng 4/2023.
Sơn La phấn đấu xuất khẩu 94.000 tấn sắn trong năm 2023
Năm 2022, tỉnh Sơn La đã xuất khẩu trên 60.000 tấn tinh bột sắn sang thị trường Trung Quốc và 31.000 tấn các sản phẩm từ sắn, đạt giá trị xuất khẩu gần 35 triệu USD. Năm nay, Sơn La xác định tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tích cực tìm kiếm thị trường, phấn đấu xuất khẩu hơn 94.000 tấn sản phẩm sắn các loại.
Bộ Tài chính kiểm tra, giải quyết kiến nghị của Hiệp hội Sắn Việt Nam
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao cho Bộ Tài chính kiểm tra, giải quyết kiến nghị của Hiệp hội Sắn Việt Nam. Trước đó, ngày 21/3/2022, Hiệp hội Sắn Việt Nam kiến nghị dừng thực hiện công văn số 632/TCT-TTKT ngày 7/3/2022 của Tổng cục Thuế.
Trung Quốc gia tăng nhập khẩu sắn và tinh bột sắn của Việt Nam
Sắn và các sản phẩm từ sắn được dự báo là một trong những nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam rất lạc quan trong năm 2022. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, hiện nhu cầu nhập khẩu sắn và tinh bột sắn đang tăng cao từ thị trường Trung Quốc - thị trường lớn nhất của sắn Việt Nam.