Sự kiện này được bà Grace Golden Clayton tổ chức, vì bà mong muốn vinh danh cuộc đời của 361 người tử nạn đợt tai nạn hầm mỏ vài tháng trước đó - Thảm họa Hầm mỏ Monongah ở Monongah, Tây Virginia, vào ngày 06 tháng 12 năm 1907. Trong sự cố này, đã có 250 người là cha bị tử thương, họ đã để lại khoảng một nghìn đứa trẻ mồ côi.
Vào năm 1966, Tổng thống Lyndon B. Johnson là Tổng thống đầu tiên đã ban hành công bố tôn vinh những người cha, và chỉ định ngày Chủ nhật của tuần thứ ba trong tháng 6 hàng năm làm Ngày của Cha. Sáu năm sau, vào năm 1972, Tổng thống Richard Nixon ký luật và ngày này đã được chính thức trở thành ngày nghỉ lễ trên toàn quốc.
Ngày của Cha tại Việt Nam
Những năm gần đây với sự giao thoa văn hóa, bên cạnh những dịp truyền thống như lễ vu lan báo hiếu thì ngày của Cha cũng dần trở nên quen thuộc với mọi người. Đây là dịp để con cái thể hiện tấm lòng hiếu kính đối với người Cha của mình.
Thông thường trong dịp này mọi người sẽ chọn mua những món quà ý nghĩa trong ngày của Cha, những bó hoa hay lời chúc tốt đẹp sẽ được dành tặng đến người Cha. Đối với các bậc làm cha mẹ, không có niềm vui nào sánh bằng việc con cái trưởng thành lớn khôn. Vì vậy hãy cố gắng rèn luyện phấn đấu từng ngày để ngày nào cũng là ngày của Cha, ngày của Mẹ. Chúng ta hãy luôn trân trọng từng giây phút bên cạnh gia đình thân yêu của mình.
Một số hoạt động mừng Ngày của Cha trên thế giới
Ngày của Cha ở nhiều nước trên thế giới được xem là ngày lễ lớn để gắn kết tình cảm gia đình. Trong ngày này, những người con sẽ thể hiện lòng biết ơn, trân trọng với những công lao trời biển của người Cha đáng kính. Tuy nhiên, mỗi nơi trên thế giới lại có các hoạt động chào mừng khác nhau tùy thuộc vào văn hóa, phong tục của địa phương.
Ngày của Cha tại Mỹ
Ngày của Cha được tổ chức tại Mỹ khá tưng bừng, rộn ràng. Vào ngày này, khắp nước Mỹ, các em nhỏ sẽ xuống đường vui chơi, ca hát, thổi kèn trong niềm hân hoan của người lớn. Những người con cũng sẽ thể hiện tấm lòng của mình thông qua những bữa cơm sum vầy, những món quà ý nghĩa, độc đáo. Đặc biệt, trong ngày lễ Father's Day, những hoạt động tôn vinh người Cha cũng diễn ra trên khắp đất nước cờ hoa, tạo nguồn cảm hứng và phát huy những nét văn hóa tốt đẹp trong gia đình, xã hội.
Ngày của Cha tại Ý
Tại Ý, Ngày của Cha cũng được hưởng ứng khá nồng nhiệt. Vì ngày lễ đúng vào ngày nghỉ của những người theo đạo Công giáo nên mọi người thường tổ chức ăn uống, vui chơi cùng gia đình. Để thể hiện tình cảm với Cha, nhiều em bé thường viết thơ, hát múa hay tặng những món quà nhỏ. Tại các trường học, hoạt động tri ân cũng được tổ chức để bố con có thể tham gia các vở kịch, từ đó bồi đắp thêm tình cảm cha con.
Ngày của Cha được tổ chức khá rộn ràng ở một số nước phương Tây
Tại Đức, vào ngày của Cha, hoạt động nổi bật nhất trước đây là sẽ có một nhóm nam giới tổ chức một chuyến đi bộ đường dài, kéo theo một toa xe nhỏ. Trên xe chứa các loại hoa quả, món ăn truyền thống của địa phương kèm theo nhiều rượu bia. Chuyến xe này sẽ kéo đi khắp vùng, chia cho những người cha đáng kính hoặc có nhiều con như một cách để thể hiện lòng biết ơn. Ngày nay, tại Đức, hoạt động này không còn được duy trì thường xuyên mà thay vào đó là các kỳ nghỉ theo từng gia đình, giúp tình cảm vợ chồng, con cái thêm khăng khít.
Tại Thái Lan, ngày của Cha cũng có nhiều hoạt động đặc sắc. Theo truyền thống trước đây, người Thái sẽ tặng cho ông hay Cha của mình một bông hoa tên Canna - loài hoa tượng trưng cho sự nam tính. Hiện nay, tục này cũng không còn phổ biến như xưa. Nhưng vì ngày của Cha được lấy theo ngày sinh nhật Vua nên có nhiều hoạt động tôn vinh công đức của nhà Vua. Người ta thường mặc áo màu vàng để tổ chức các hoạt động chào mừng.
Hoạt động chào mừng ngày của Cha tại Nhật cũng khá đặc sắc với các món quà ý nghĩa. Vào ngày này, người dân Nhật thường mua cà vạt, thắt lưng, áo phông... đều bày tỏ tình cảm với cha. Các hoạt động kỷ niệm cũng được tổ chức tại trường học hoặc các trung tâm, lan toả giá trị tích cực trong cộng đồng./.