Khái niệm về Nhiên liệu hóa thạch?
Nhiên liệu hóa thạch là các loại nhiên liệu chứa một hàm lượng cacbon và hydrocacbon cao. Chúng được tạo thành bởi quá trình phân hủy kỵ khí của các sinh vật chết bị chôn vùi cách đây hơn 300 triệu năm. Cụ thể là thực vật phù du và động vật phù du lắng đọng xuống đáy biển (hồ) với số lượng lớn. Với điều kiện thiếu oxy và trải qua thời gian địa chất. Các hợp chất hữu cơ này trộn với bùn, và bị chôn vùi bên dưới các lớp trầm tích nặng. Trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao làm cho các vật chất hữu cơ bị biến đổi hóa học. Tạo thành các nhiên liệu hóa thạch. Các năng lượng hóa thạch thường thay đổi từ chất dễ bay hơi với tỷ số cacbon và hydro 1:1 thấp. Như methane, dầu hỏa dạng lỏng,… Đến các chất không bay hơi chứa toàn cacbon như than đá. Phải mất hơn 300 triệu năm nhiên liệu hóa thạch mới được hình thành.
Nhiên liệu hóa thạch là tài nguyên không tái tạo
Các năng lượng hóa thạch là tài nguyên không tái tạo. Bởi vì trái đất mất hàng triệu năm để tạo ra chúng và lượng tiêu thụ đang diễn ra nhanh hơn tốc độ được tạo thành. Khiến nguồn tài nguyên đang ngày một cạn kiệt dần. Sản lượng và tiêu thụ năng lượng hóa thạch làm tăng các mối quan tâm về môi trường. Thế giới đang hướng tới sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Đây là một trong những cách giúp giải quyết vấn đề tăng nhu cầu năng lượng.
Việc đốt nhiên liệu hóa thạch tạo ra khoảng 21,3 tỉ tấn carbon dioxit hàng năm. Nhưng người ta ước tính rằng các quá trình tự nhiên có thể hấp thu phân nửa lượng khí thải trên. Vì vậy hàm lượng cacbon dioxit sẽ tăng 10,65 tỉ tấn mỗi năm trong khí quyển. Mà một tấn cacbon tương đương 3,7 tấn cacbon đioxit. Trong đó, Cacbon đioxit là một trong những khí gây hiệu ứng nhà kính, làm tăng lực phóng xạ. Góp phần vào sự nóng lên toàn cầu, làm cho nhiệt độ trung bình bề mặt của Trái Đất tăng. Sự khai thác quá mức đang làm cạn kiện dần nguồn năng lượng
Tác hại của nhiên liệu hóa thạch:
Đối với nguồn oxy
Như đã biết, quá trình hô hấp của con người và các loài vật liên tục tiêu thụ một lượng lớn oxy và thải ra CO2 trong bầu khí quyển. Bên cạnh đó, quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch và sinh năng lượng cũng đòi hỏi cần có oxy để duy trì sự cháy. Vì vậy, không quá khi nói rằng oxy là một dưỡng khí không thể thiếu để duy trì sự sống trên Trái Đất.
Gây ô nhiễm không khí
Đốt nhiên liệu hóa thạch tạo ra các axít như sulfuric, cacbonic và nitric,… Các chất này có nhiều khả năng tạo thành mưa axít và ảnh hưởng đến các vùng tự nhiên và hủy hoại môi trường. Các tượng điêu khắc làm bằng cẩm thạch và đá vôi cũng phần nào bị phá hủy do axít hòa tan cacbonat canxi. Năng lượng hóa thạch cũng chứa các chất phóng xạ chủ yếu như urani và thori,… chúng được phóng thích vào không khí. Năm 2000, có khoảng 12.000 tấn thori và 5.000 tấn urani đã bị thải ra từ việc đốt than. Đốt than cũng tạo ra một lượng lớn xỉ và tro bay. Do đó, đây cũng là một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ngày càng nặng nề.
Ô nhiễm nguồn nước
Các nhà máy lọc dầu cũng có những tác động tiêu cực đến môi trường nước. Đặc biệt là việc khai thác dầu ở môi trường biển. Dầu thô được vận chuyển bằng các tàu chở dầu. Các hoạt động này đòi hỏi phải đốt nhiên liệu hóa thạch truyền thống. Đặc biệt, có rất nhiều trường hợp tàu chìm gây hiện tượng tràn dầu. Ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường biển và các sinh vật thủy sinh.
Ngoài ra, việc khai thác dầu trên cạn cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường. Việc khai thác dầu sẽ tác động trực tiếp tới nước mặt và cả hệ thống nguồn nước ngầm. Nếu nguồn nước bị nhiễm dầu sẽ gây những tác hại và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người sử dụng. Theo đó, nhờ công nghệ hiện đại hiện nay. Có rất nhiều các loại máy lọc nước ra đời. Nhằm phục phục vụ và đảm bảo sức khỏe người dân. Trong đó, nổi bật nhất là các loại dầu như dầu diezen, styren,…
Khi tiếp xúc với dầu trong thời gian ngắn, cơ thể con người có thể có các phản ứng dễ nhận thấy. Như bị kích ứng da, mắt và mũi. Đây là các cơ quan tiếp xúc trực tiếp khi dầu ở trong không khí hoặc nước sinh hoạt. Ngoài ra, nó có thể ảnh hưởng không tốt cho hệ hô hấp, hệ tiêu hóa. Thậm chí là gây tổn thương hệ thần kinh. Chính vì thế, các nhà nghiên cứu hiện nay đã phát minh ra những công nghệ lọc nước Nano. Đây là dòng máy lọc nước với những công nghệ hiện đại. Giúp lọc sạch các cặn bẩn, kim loại nặng cũng như các loại dầu có trong nước.
Để sống và tồn tại, con người cần rất nhiều năng lượng. Do đó, đòi hỏi tìm ra và sử dụng các nguồn năng lượng bền vững, hiệu quả. Các nguồn năng lượng truyền thống như nhiên liêu hóa thạch và thủy điện hiện đang dần cạn kiệt. Chính vì vậy, nhà nước cần có các biện pháp chuyển đổi sang năng lượng tái tạo. Trong đó có năng lượng sạch./.