Nghệ An: Công dụng của cây thuốc lào trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Thời gian gần đây, khi xu hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang dần trở nên phổ biến, thì cây thuốc lào được sử dụng nhiều trong việc chế biến các loại thuốc trừ sâu sinh học, tro của lá thuốc lào chứa nhiều can-xi, kali là nguồn phân bón hữu cơ hữu hiệu cho cây trồng...
1-1652278593.jpg

Cây thuốc lào được bà con nông dân và người tiêu dùng gọi là cỏ nhớ thương hoặc cây tương tư thảo, là một loại cây trồng gắn bó bao đời nay của người dân các địa phương Quỳnh Dị, TX.Hoàng Mai, Diễn Hạnh, huyện Diễn Châu (Nghệ An). Theo tìm hiểu, tất cả bộ phận của cây thuốc lào chứa thành phần nicotin nên được sử dụng để sản xuất thuốc diệt côn trùng, các loại thuốc bảo vệ thực vật và một số thuốc chữa bệnh ngoài da. Đặc biệt nhất, trong bối cảnh xu hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang dần trở nên phổ biến thì thuốc lào được sử dụng nhiều trong việc chế biến các loại thuốc trừ sâu sinh học; tro của lá thuốc lào chứa nhiều can-xi, kali là nguồn phân bón hữu cơ hữu hiệu cho cây trồng. Ảnh: Mỹ Hà.

4-1652362898.jpg

Tại thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) có hơn 300ha trồng cây thuốc lào, riêng phường Quỳnh Dị chiếm hơn 200ha với hơn 1.000 hộ dân canh tác và là địa phương trồng và chế biến thuốc lào nhiều nhất tỉnh Nghệ An. Quỳnh Dị là một trong những nơi có đất nông nghiệp nằm gần biển, hầu như đất canh tác đều nhiễm mặn, không thích hợp trồng lúa và các loại cây ăn quả, nên từ xa xưa đã có truyền thống trồng cây thuốc lào. Ảnh: Mỹ Hà.

2-1652362862.jpg

Bà con nông dân cho biết, thuốc lào là giống cây chịu hạn, sống được tại các vùng đất mặn, thời vụ bắt đầu xuống giống cây thuốc lào vào độ tháng 10 năm nay và thu hái vào tháng 4, tháng 5 năm sau. Thuốc lào sau khi thu hái về được làm sạch, tuốt cồi cứng để vè thành những vè thuốc dài 2-3m, bán kính 40 cm, đem ủ 3-4 ngày cho lá thuốc “chín”, sau đó thái sợi. Ảnh: Mỹ Hà.

13-1652363013.jpg

 Năm nay, giá thuốc lào xuống thấp hơn so với những năm trước. Tính từ giai đoạn đầu mùa, mỗi kg sợi khô giá từ khoảng 150.000 – 200.000 đồng/1kg, trong khi năm ngoái cao đợt cao điểm rơi vào khoảng 250.000 đồng đến 300.000đồng/kg. Ảnh: Mỹ Hà.

19-1652362974.jpg

Trao đổi với phóng viên, bà Vân- hộ nông dân trồng thuốc lào tại xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu (Nghệ An) nói: “ Vào khoảng tháng 10, là những hộ trồng cây thuốc lào sẽ làm đất tơi, trộn hạt với tro bếp để gieo, sau đó tưới ẩm, khoảng 2-3 tuần hạt phát triển, cây con hai ba lá dài 3-4cm là nhổ trồng được. Lên luống để trồng thuốc lào, luống cao 30cm, rộng khoảng 70 – 80cm để trồng vừa 2 hàng thuốc lào trên một luống. Ảnh: Mỹ Hà.

5-1652362921.jpg

Thái thuốc xong, người dân dùng đũa chuyên dụng đánh tơi ra nong, phơi dưới nắng to 5-6 nắng, quá trình phơi thường xuyên trở thuốc để khô đều.  Ảnh: Mỹ Hà.

19-1652363744.jpg

Để có được những lô thuốc lào thơm ngon thì bà con trồng có những bí quyết khác nhau, tuy nhiên hầu hết bà con chọn dùng dung dịch cháo nếp nấu loãng, chắt lấy nước pha với cà phê, bỏ vào dụng cụ chuyên dụng phun đều lên thuốc trong quá trình phơi để các sợi thuốc kết dính với nhau, tăng thêm độ ngọt, thơm.  Ảnh: Mỹ Hà.

15-1652362921.jpg

Để giống cây này phát triển, người dân chỉ chừa lại 15 -17 lá cho đến khi thu hoạch. Gặt hái, tách lá, xếp cuốn lại thành bó, bỏ vào máy thái sợi, đem phơi là những công đoạn chính cho ra sản phẩm. “Đất càng mặn thì thuốc càng ngon, năm nay thuận lợi hơn mọi năm nhờ nắng nhiều, trời ít mưa nên cây tươi tốt, nhờ đó giá cũng cao hơn”, một hộ dân chia sẻ. Ảnh: Mỹ Hà.

3-1652362972.jpg

Để giống cây này phát triển, người dân chỉ chừa lại 15 -17 lá cho đến khi thu hoạch. Gặt hái, tách lá, xếp cuốn lại thành bó, bỏ vào máy thái sợi, đem phơi là những công đoạn chính cho ra sản phẩm. Ảnh: Mỹ Hà.

Mỹ Hà