Ngăn chặn đầu cơ không để lãng phí tài nguyên đất

Ðất chính là một dạng tài nguyên vật liệu của con người. Chúng ta có thể hiểu đất với 2 nghĩa khác nhau: một là đất đai dùng để ở hay xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ con người, hai là thổ nhưỡng dùng để làm mặt bằng sản xuất nông lâm nghiệp.
bien-dong-dat-dai-1643156517.jpg
Ảnh minh họa

Giá trị tài nguyên đất đo bằng số lượng diện tích (ha hay là km2) và độ phì nhiêu (độ mầu mỡ thích hợp để trồng cây công nghiệp và cây lương thực). Tài nguyên đất của thế giới theo thống kê: 

Tổng diện tích là 14.777 triệu ha, với 1.527 triệu ha đất bị đóng băng và 13.251 triệu ha đất không bị phủ băng. Trong đó có 12% tổng diện tích là đất canh tác, 24% tổng diện tích là đồng cỏ, 32% là đất rừng và 32% là đất cư trú, đầm lầy.

Trong đó diện tích đất có khả năng canh tác là 3.200 triệu ha, hiện nay mới khai thác hơn 1.500 triệu ha. Tỷ trọng đất có khả năng canh tác ở các nước phát triển là 70% còn ở các nước đang phát triển là 36%.

Tài nguyên đất của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng hiện đang bị suy thoái rất nghiêm trọng do nhiều lý do như: xói mòn, rửa trôi, nhiễm mặn, ô nhiễm, bạc mầu, nhiễm phèn và do biến đổi khí hậu. Hiện nay 10% đất có tiềm năng nông nghiệp đã bị sa mạc hoá.

Ðất là hệ sinh thái hoàn chỉnh nên thường bị ô nhiễm bởi các hoạt động của con người. Khi cuộc sống ngày càng phát triển và được nâng cao hơn thì dường như tài nguyên đất ngày càng bị suy thoái và trở nên cằn cỗi.

Đất bị ô nhiễm do chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, chất thải nông nghiệp, ô nhiễm nguồn nước và không khí tại các khu dân cư tập trung. Khí hậu đang ngày càng thay đổi, trái đất đang ngày càng nóng lên, điều này đang gây nên một mối lo ngại rất lớn đến cuộc sống của sinh vật trên trái đất.

Những thay đổi đó có thể nói là do chính con người tạo ra. Chính con người chúng ta là nguyên nhân chính làm cho mọi thứ thay đổi. Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước và tài nguyên đất cũng không nằm ngoài sự ô nhiễm, nó ngày càng bị suy thoái và cằn cỗi một cách trầm trọng. Cây cối chính là nguồn cung cấp độ phì nhiêu mà tơi xốp cho đất, thế nhưng con người chúng ta hiện nay đang chặt phá cây rừng một cách quá mức, thậm chí là trái phép.

Việc làm này không những làm mất cân bằng sinh thái mà còn làm cho tài nguyên đất ngày càng cạn kiệt. Thiếu cây cối thì làm sao con người có oxy để duy trì sự sống, thiếu cây cối thì làm sao đất có đủ chất dinh dưỡng để trồng những loại cây khác.

Thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta rất nhiều điều quý giá và diệu kì nhưng lại cũng con người chúng ta đã phá hỏng đi những giá trị to lớn đó. Xã hội ngày càng phát triển, các nhà máy, xí nghiệp cũng ngày càng thải ra môi trường những hóa chất độc hại cho sinh vật sống và môi trường.

Mỗi chúng ta hãy tự ý thức được việc làm của mình để góp phần giúp cho môi trường sống của chúng ta tốt đẹp hơn. Hãy trồng cây xanh mỗi ngày, bạn sẽ góp phần làm không khí trong lành, không những thế mà bạn còn có thể giúp cho cuộc sống của chính bạn và mọi người khỏe mạnh và ý nghĩa hơn.

Thời gian qua, Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT đã phối hợp chặt chẽ với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác để thực hiện các dự án đầu tư theo đúng quy định của pháp luật đất đai, qua đó đã góp phần tạo quỹ đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Trong bảo vệ tài nguyên đất, một trong những nguyên tắc sử dụng đất đầu tiên được Nhà nước xác định ngay trong khoản 2 Điều 6 Luật đất đai năm 2013 là sử dụng đất phải đầm bảo “tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh”. Không những thế, người sử dụng phải thực hiện các biện pháp bảo vệ đất, tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của các chủ thể sử dụng đất có liên quan.

Một dự án chậm triển khai, hoặc không triển khai, ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, đời sống của người dân, còn tác động tiêu cực đến thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cũng xuất phát từ nhà đầu tư thiếu năng lực về tài chính mà nhiều dự án đã và đang triển khai trên địa bàn nhiều địa phương trong thời gian qua bị đẩy vào cảnh “sống dở, chết dở”!

 Từ thực trạng trên cho thấy, Nhà nước giao đất cho nhà đầu tư với mục đích phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có nhiều dự án được miễn tiền thuê đất, nhưng có nhà đầu tư đã lợi dụng chính sách hỗ trợ này và biến đất được giao trở thành “đất chùa” đem ra sang bán, cầm cố gây thất thoát, lãng phí tài nguyên đất. Nhiều nhà đầu tư đầu cơ đất ở cả những vị trí chiến lược liên quan đến quốc phòng mà không có chương trình dự án nào cả.

Bảo vệ môi trường đất là một trong những căn cứ để xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm định hướng công tác quản lí, sử dụng đất đai trong tương lai. Một trong những vấn đề được xác định mang tính nguyên tắc khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là phải đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả, khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

Đây là quy định nhằm đảm bảo việc quản lí và sử dụng đất vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa góp phần vào việc bảo vệ môi trường theo quan điểm phát triển bền vững.

Mặt khác, đất còn được bảo vệ với tư cách là thành phần quan trọng của môi trường ngay trong các quy định pháp luật về các loại đất cụ thể tại Chương 10 Luật đất đai năm 2013.

- Đối với đất chuyên trồng lúa nước, người sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ, cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất, không , được chuyển sang sử dụng vào mục đích trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thuỷ sản và vào các mục đích phi nông nghiệp nếu không được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

- Đối với các loại đất chuyên dùng: các chủ thể có nhu cầu sử dụng đất vào các mục đích chuyên dùng như xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh, sử dụng trong hoạt động khoáng sàn, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm... đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật về việc bảo vệ tài nguyên đất.

- Đối với các loại đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh, các chủ thể cần xây dựng cho phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, quy hoạch xây dựng đô thị, điểm dân cư nông thôn đã được xét duyệt cũng như các quy định về bảo vệ đất với tư cách là một nguồn tài nguyên.

- Đối với đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản, các chù thể tiến hành hoạt động khoáng sản phải tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ và cải tạo đất được quy định tại bảo vệ tài nguyên khoáng sản, luật bảo vệ môi trường... Khi kết thúc việc thăm dò, khai thác khoáng sản, người sử dụng đất có trách nhiệm trả lại đất đúng vói trạng thái được quy định trong hợp đồng thuê đất từ ban đầu.

- Đối với đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, phải được quy hoạch thành khu tập trung, xa khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, đặc biệt là phải hợp vệ sinh và tiết kiệm tài nguyên đất...

Pháp luật kiểm soát suy thoái môi trường đất còn quy định việc nhập khẩu các chế phẩm sinh học, các chất độc hại, chất phóng xạ, các loài động vật, thực vật, nguồn gen, vi sinh vật có liên quan tới bảo vệ môi trường đất phải được sự đồng ý bằng văn bản của các cơ quan quản lí nhà nước về môi trường.

 Quy định này hạn chế tới mức tối đa sự tác động một cách tuỳ tiện của các chủ thể sử dụng đất trong khi họ muốn nhập khẩu các giống loài lạ, các chất có hại cho tài nguyên đất trong quá trình họ tác động vào đất./.

Trần Khoát