Tờ Wall Street Journal dẫn lời Bộ trưởng tài chính Ukraine - Sergey Marchenko cho biết, với khoảng 60% ngân sách được chi cho cuộc xung đột, Bộ tài chính Ukraine đã phải cắt giảm tất cả các khoản chi không cần thiết nhưng vẫn không đủ vì nguồn thu từ thuế chỉ đủ cho 40% chi tiêu của chính phủ. Trợ giúp tài chính của phương Tây đến chậm buộc Ukraine phải in thêm tiền đã trả lương cho binh sỹ.
Cụ thể, kể từ khi Chiến dịch Quân sự đặc biệt được Nga tiến hành hồi tháng 2 tới nay, Mỹ là quốc gia viện trợ nhiều vũ khí, khí tài hiện đại nhất cho Ukraine, tổng chi phí lên tới hơn 9 tỷ USD. Tuy nhiên, so với quy mô của cuộc xung đột, rõ ràng con số này là quá bé nhỏ.
Tuy nhiên, các khoản viện trợ và cho vay của nước ngoài đã đến chậm hơn dự kiến. Đến nay, EU chỉ cung cấp 1 tỷ euro trong số 9 tỷ euro mà khối này cam kết hỗ trợ cho Ukraine.
Bộ trưởng Tài chính Ukraine ông Sergei Marchenko cho biết: "Mỗi ngày đêm, chuyện này là cơn đau đầu triền miên không dứt".
Việc kinh tế Ukraine bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc xung đột, khiến nguồn thu thuế của chính phủ nước này bị ảnh hưởng. Trong khi đó, chi tiêu quốc phòng lại tăng cao ở mức kỷ lục.
Chính quyền Ukraine đã đưa ra phương án in thêm tiền, chấp nhận để cho đồng Grivna suy yếu và nguy cơ gây ra lạm phát mạnh trong tương lai. Tuy nhiên, việc in thêm tiền đã khiến đồng tiền của Ukraine mất giá. Gần 6 tháng sau khi xảy ra xung đột với Nga, đồng tiền của Ukraine đã mất giá 30%.
Các chuyên gia kinh tế nhận định, hậu quả của cuộc xung đột hiện tại sẽ khiến kinh tế Ukraine rơi vào cảnh "kiệt quệ" trong tương lai, nhất à khi nền kinh tế thế giới hiện cũng đang trong tình trạng nguy hiểm, với cơn bão siêu lạm phát xảy ra ở hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới.