Myanmar nỗ lực bảo vệ rừng nhằm đảm bảo duy trì đa dạng sinh học

Theo truyền thông Myanmar, nước này có kế hoạch đưa 30% tổng diện tích lãnh thổ vào diện bảo tồn rừng và 10% vào diện bảo tồn nhằm ngăn chặn nạn khai thác gỗ trái phép, bảo vệ đất canh tác cho người dân địa phương và đảm bảo duy trì đa dạng sinh học.

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Bảo vệ môi trường Myanmar đã công bố khu vực rừng rộng hơn 550ha nói trên là rừng công cộng được bảo tồn. Việc xác định các khu bảo tồn như vậy nhằm mục đích bảo tồn các khu vực đầu nguồn để ngăn chặn nạn khai thác gỗ trái phép, bảo vệ đất canh tác cho người dân địa phương và đảm bảo duy trì đa dạng sinh học.

Cụ thể, Chính phủ Myanmar đã đưa thêm một khu vực rừng công vào danh sách bảo tồn ở thị trấn Indaw thuộc huyện Katha, vùng Sagaing, miền Tây nước này. Tuần trước, Bộ Tài nguyên và Bảo vệ môi trường Myanmar đã công bố khu vực rừng rộng hơn 550ha nói trên là rừng công cộng được bảo tồn.

Khu vực rừng vừa được Myanmar đưa vào diện bảo tồn trồng nhiều loại cây gỗ cứng và có những đồng cỏ rộng lớn là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã.

rung-quoc-gia-hoang-lien-1679500734.jpg

Ảnh minh họa.

Được biết, Quốc gia này có kế hoạch đưa 30% tổng diện tích lãnh thổ vào diện bảo tồn rừng và 10% vào diện bảo tồn. Trong giai đoạn 2020 - 2021, Myanmar có tổng cộng 174.977km2 diện tích rừng được bảo tồn, chiếm khoảng 25% diện tích lãnh thổ của quốc gia Đông Nam Á này.

Myanmar là Quốc gia nổi tiếng về đa dạng sinh học và cũng là nơi cư trú của khoảng 230 loài động thực vật bị đe dọa trên toàn cầu. Các thung lũng rừng ở Myanmar là nơi sinh sống của hổ, voi và các loài động vật quý hiếm khác.

Ở Myanmar có khu bảo tồn hổ lớn nhất thế giới và là nơi sinh sống của các loài linh trưởng mới gồm khỉ mũi hếch Myanmar và khỉ voọc Popa. Các hoạt động khai thác, phá rừng trái phép cùng tình trạng mất môi trường sống là nguyên nhân chính khiến các loài suy giảm.

Tại Myanmar, khoảng 70% người dân sống ở khu vực nông thôn nên áp lực khai thác tài nguyên rừng thông qua việc giải phóng mặt bằng làm nông nghiệp, săn bắt thú rừng và khai thác trái phép các loài cây có giá trị. Nhằm giảm áp lực của hoạt động khai thác và săn bắn trái phép đối với tài nguyên rừng và động vật hoang dã, nghiên cứu khuyến nghị sự tham gia của địa phương trong việc nâng cao nhận thức về sử dụng bền vững tài nguyên rừng và tập huấn cho cộng đồng cách tuần tra, phát hiện các hoạt động bất hợp pháp. Bên cạnh đó, cần thúc đẩy các mô hình du lịch sinh thái, du lịch bảo tồn, giúp người dân tăng thêm thu nhập và giảm áp lực khai thác vốn tự nhiên./.
Thi Nguyên (t/h)