Lộ diện Top 10 công ty uy tín ngành bán lẻ 2022

Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) vừa công bố xếp hạng Top 10 công ty bán lẻ uy tín năm 2022.

Theo Vietnam Report, Top 10 công ty bán lẻ uy tín năm 2022 được xây dựng dựa trên nguyên tắc khoa học và khách quan. Các công ty được đánh giá, xếp hạng dựa trên 3 tiêu chí chính: Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất; Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng; Khảo sát đối tượng nghiên cứu và các bên liên quan được thực hiện trong tháng 8 và 9/2022.

Danh sách 1: Top 10 Công ty Bán lẻ uy tín năm 2022 - Nhóm hàng tiêu dùng nhanh, siêu thị

top-10-1664614582.png
Top 10 Công ty Bán lẻ uy tín năm 2022, tháng 9/2022. (Nguồn: Vietnam Report)

Danh sách 2: Top 10 Công ty Bán lẻ uy tín năm 2022 - Nhóm hàng lâu bền: Điện máy, điện lạnh, vàng bạc…

top-10-2-1664614668.png
Top 10 Công ty Bán lẻ uy tín năm 2022, tháng 9/2022. (Nguồn: Vietnam Report)

Được biết, top 10 công ty bán lẻ uy tín là kết quả nghiên cứu độc lập của Vietnam Report được công bố từ năm 2017. Từ năm 2012, Vietnam Report đã sử dụng phương mã hóa dữ liệu báo chí để tính điểm uy tín của các doanh nghiệp trên truyền thông. Từ đó đến nay, nhiều bảng xếp hạng Top 10 thuộc các ngành trọng điểm và có tiềm năng tăng trưởng cao của Việt Nam cũng đã được định kỳ công bố thường niên như: Bất động sản, Xây dựng, Công nghệ thông tin, Ngân hàng, Bảo hiểm, Dược, Thức ăn chăn nuôi...

Vietnam Report tiến hành mã hóa các bài báo viết về ngành bán lẻ được đăng tải trên các đầu báo có ảnh hưởng trong thời gian từ tháng 8/2021 đến tháng 7/2022, đánh giá theo cấp độ câu chuyện về 24 khía cạnh hoạt động cụ thể của các công ty từ sản phẩm, kết quả kinh doanh, thị trường... tới các hoạt động và uy tín của lãnh đạo công ty. Các thông tin được lựa chọn mã hóa dựa trên 2 nguyên tắc cơ bản: Tên công ty xuất hiện ngay trên tiêu đề của bài báo, hoặc tin tức về công ty được đề cập tối thiểu chiếm 5 dòng trong bài báo, đây được gọi là ngưỡng nhận thức - khi thông tin được đánh giá là có giá trị phân tích. Các thông tin được đánh giá ở các cấp độ: 0: Trung lập; 1: Tích cực; 2: Khá tích cực; 3: Không rõ ràng; 4: Khá tiêu cực; 5: Tiêu cực. Tuy nhiên, thống kê lại, nhóm nghiên cứu đưa ra 3 cấp bậc để đánh giá cuối cùng, bao gồm: Trung lập (gồm 0 và 3), tích cực (1 và 2), và tiêu cực (4 và 5).

Tổng cục thống kê cho biết, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9 ước đạt 493,1 nghìn tỷ đồng, tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 36,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 4.170,2 nghìn tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 giảm 5%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 16,8% (cùng kỳ năm 2021 giảm 6,6%).

Theo đó, kênh bán lẻ đang tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong phân phối hàng hóa, kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng.

Khánh Ngân