Thanh Hóa tổ chức 200 gian hàng triển lãm, trưng bày các sản phẩm nông sản của 27 huyện thị, thành phố và các doanh nghiệp, HTX trong và ngoài tỉnh
Mục lục
Hội nghị tổ chức 200 gian hàng có 40 gian hàng của các huyện, thị xã, thành phố, 10 gian hàng của các tổ chức hiệp hội, 134 gian hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh danh trong tỉnh và 16 gian hàng của 8 doanh nghiệp đến từ các tỉnh, thành bạn như: Quảng Ninh, Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Nam, Thái Bình...Hội nghị tập trung chủ yếu các sản phẩm phẩm OCOP nông sản
Theo kế hoạch, Hội nghị kết nối cung - cầu và trưng bày giới thiệu nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hoá năm 2023 diễn ra từ ngày 9 đến 13/11 tại Quảng trường Lam Sơn (TP Thanh Hóa) với 6 hoạt động liên quan, gồm: Tuyên truyền quảng bá; Hội nghị thương thảo ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn; Trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa
Sản phẩm chả mực của TP Sầm Sơn, tổ chức chiên tại gian hàng để du khách ăn thửNgoài nông sản, các trang phục thổ cẩm của các huyện miền núi cũng được trưng bày, giới thiệu trong hội nghị lần nàyLễ khai trương trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa; Hội nghị kết nối cung - cầu các sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa và Tập huấn, hướng dẫn kỹ năng truyền thông và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản của tỉnh.
Theo chia sẻ của Ban tổ chức và các đơn vị, doanh nghiệp, các sản phẩm tham gia trưng bày, giới thiệu và bán tại các gian hàng đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tem nhãn và được dán mã truy xuất nguồn gốc, đảm bảo các quy định về an toàn thực phẩm.
Để hoạt động trưng bày giới thiệu sản phẩm diễn ra thành công, an toàn, hiệu quả, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp tham gia gian hàng chủ động nguồn cung sản phẩm vừa đáp ứng tiêu chí trưng bày, vừa đáp ứng nhu cầu tham quan, mua sắm của người dân./.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang dự thảo bổ sung một số quy định tạm sử dụng rừng vào phục vụ thi công các dự án giao thông, đường sắt trọng điểm. Đây là một đề xuất đặc biệt trong bối cảnh đặc biệt, nhằm tháo gỡ vướng mắc, đảm bảo tiến độ của các dự án trọng điểm quốc gia.
Xem xét miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp tới hết năm 2030; Tổ chức Diễn đàn kinh tế biển Việt Nam 2025; Những cánh đồng không dấu chân người; Hai giải pháp đột phá trong xử lý rác thải nhựa; Luật đã có, vẫn khó thực thi;... là những tin nổi bật trên Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh ngày 15/04/2025.
Ở tỉnh Kiên Giang, những cánh đồng không dấu chân người, thay vào đó là các máy móc, kỹ thuật tân tiến hiện đại. Không chỉ tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, mô hình này giúp bà con nông dân giảm được rất nhiều chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng lúa gạo.
Các nhà khoa học Mỹ gần đây đã tìm ra được những giải pháp mới mang tính đột phá trong việc xử lý rác thải nhựa gồm: Xử lý bằng quy trình mới mang tên “chỉnh sửa polymer” và phương pháp phân hủy nhựa bằng hơi ẩm không khí.
Thủ tướng nhắc lại chuyển đổi số là một yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong quá trình phát triển đất nước, trong đó có phát triển doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải tiên phong trong chuyển đổi số, tham gia dẫn dắt quá trình chuyển đổi số, tham gia xây dựng Chính phủ số, xã hội số, công dân số.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất sẽ trình Quốc hội xem xét quyết định kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến 31/12/2030. Nội dung này vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, thống nhất tại Phiên họp thứ 44, sáng 15/4.
Khi khai thác trên biển, ngư dân chấp hành nghiêm các quy định pháp luật và không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài thì hành trình gỡ “thẻ vàng EC” sẽ sớm hoàn thành. Điều này cũng giúp ngư dân vững tâm vươn khơi bám biển.
Diễn đàn dự kiến được tổ chức vào quý IV/2025 và tập trung vào các nội dung chính: thúc đẩy ứng dụng công nghệ xanh và chuyển đổi số trong kinh tế biển; phân tích các mô hình phát triển bền vững trên thế giới; chia sẻ bài học kinh nghiệm trong quản lý, khai thác tài nguyên biển một cách hiệu quả...
Thực hiện gieo cấy theo phương châm “càng sớm càng tốt” và đặt an toàn lên trên hết đồng thời bố trí giống, cây trồng phù hợp với từng vùng, từng địa phương là chỉ đạo trọng tâm của UBND tỉnh Nghệ An trong đề án sản xuất trồng trọt vụ Hè thu - mùa năm 2025.
Cục Quản lý đất đai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đã thông báo về kết quả làm việc trong quý I/2025 và những kế hoạch sẽ triển khai thực hiện trong quý II. Dự kiến các Thông tư quan trọng về chính sách đất đai sẽ được hoàn thiện trong quý II/2025.