Hiểu đúng về đô thị thông minh

Đô thị thông minh đang trở thành định hướng phát triển cho nhiều dự án bất động sản tại Việt Nam. Theo nghiên cứu của HIS Markit, năm 2018, số dự án đô thị thông minh tại Mỹ tăng trưởng mạnh và trải khắp trên các bang Arizona, New York, Texas…
330px-clean-mobility-instead-of-dirty-traffic-1642939740.jpg
Ảnh minh họa

Hiện tại Việt Nam chưa có mô hình đô thị thông minh hoàn chỉnh. Một số thành phố mới dừng lại ở việc thí điểm, thử nghiệm trên quy mô hẹp. Đa số dự án được quảng bá là "thông minh" thường có điểm chung là được trang bị một số ứng dụng công nghệ như: hệ thống điều hành trung tâm, đèn cảm biến, ổ khóa vân tay, thẻ chip, thẻ từ …

Thực tế, đây là những ứng dụng công nghệ đơn lẻ tách rời, dễ dàng lắp đặt, triển khai bất cứ lúc nào sau khi hạ tầng hoàn chỉnh. Điều đó cho thấy khái niệm "đô thị thông minh" đang được sử dụng như công cụ tiếp thị hơn là để định danh dự án. Vậy Đô thị thông minh đúng nghĩa là gì?

Tại một diễn đàn về đô thị thông minh, ông Devendran Krishnamoorthy, Giám đốc khối Quản lý sản phẩm của Gamuda Land - đơn vị phát triển khu đô thị hàng đầu Malaysia và Đông Nam Á, chia sẻ: "Việc kiến tạo các đô thị thông minh là nhằm tạo ra nhiều nơi đáng sống hơn và điều đó không chỉ phụ thuộc vào việc ứng dụng các sản phẩm công nghệ.

Nói đúng hơn, chúng ta phải tư duy về tổng hòa của một lối sống thông minh, về những giải pháp hợp lý và đồng bộ cho các vấn đề thời đại do sự tăng trưởng kinh tế và quá trình đô thị hóa mang lại".

Ông khẳng định đô thị thông minh được tạo ra khi con người, địa điểm và công nghệ kết hợp với nhau mang lại kết quả tập trung vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống và bảo vệ môi trường cho thế hệ tương lai. Thành phố thông minh của tương lai cần thiết kế để thu hút chính phủ, công dân, du khách và doanh nghiệp tham gia vào hệ sinh thái thông minh, được kết nối. Từ "thông minh" không chỉ giới hạn ở lĩnh vực công nghệ mà còn bao gồm những khía cạnh về xã hội và yếu tố con người.

Triết lý này được Gamuda Land vận dụng vào việc phát triển các khu đô thị của mình. Điển hình như Celadon City (Q. Tân Phú, TP.HCM), dự án ấn tượng mà nhà kiến tạo đô thị hàng đầu Malaysia này đầu tư tại Việt Nam. Tại đây được trang bị đầy đủ thông tin, được kết nối và đáp ứng được các nhu cầu của cư dân, hướng tới con đường phát triển bền vững và một sự thịnh vượng về nhiều mặt.

Hơn 10 năm trước, khi bắt đầu triển khai dự án, thay vì cấp tập xây nhà thì chủ đầu tư này lại đi xây dựng công viên, trồng cây, đào hồ sinh thái. Hành động có vẻ "ngược đời" này thật ra đều có dụng ý.

do-thi-phia-tay-ha-noi-3-szdm-1642939817.jpg
Hà Nội dang tích cực triển khai dự án TP thông minh

Celadon City giờ đây được mệnh danh là "lá phổi xanh" phía Tây Sài Gòn nhờ sở hữu công viên lớn thứ ba thành phố. Mảng xanh rộng đến 16 ha với hàng ngàn cây xanh có tác dụng điều hòa, hạ nhiệt cho khu đô thị, đồng thời lọc không khí, tối ưu hóa việc sử dụng ánh sáng và gió tự nhiên cho các block nhà.

Ba hồ nước rộng ngoài tạo cảnh quan còn có tác dụng tiêu thoát nước, giúp khu vực này không "biến thành sông" mỗi khi triều cường hay mùa mưa bão. Dự án trang bị hệ thống xử lý nước thải công suất lớn lên đến 7.000 m3/ngày, ứng dụng công nghệ xử lý sinh học AAO 7 bước an toàn và hiệu quả, đáp ứng các tiêu chí môi trường khắt khe của Việt Nam và thế giới.

Tháng 5 vừa qua, khu đô thị này đã kích hoạt hệ thống điện mặt trời công suất 84.000 kWh/tháng của Câu lạc bộ Thể thao và Nghỉ dưỡng Celadon (CSRC) thuộc khuôn viên dự án. Đây là hệ thống điện mặt trời cho công trình dân dụng lớn bậc nhất TP.HCM hiện nay, điều này cũng giúp cho CSRC trở thành khu phức hợp thể thao quy mô lớn tiên phong tại thành phố vận hành hoàn toàn bằng năng lượng tái tạo.

Chủ đầu tư cho biết, đây là bước đầu tiên trong giai đoạn cuối cùng hoàn thiện khu đô thị này bằng việc lắp đặt các ứng dụng công nghệ phục vụ nhu cầu dân sinh, cải thiện chất lượng các dịch vụ. Cách sử dụng năng lượng thông minh giúp bảo vệ môi trường hiệu quả qua đó cũng giúp nâng cao ý thức cộng đồng.

Đô thị thông minh đòi hỏi sự "thông minh" đồng bộ từ hạ tầng cơ sở đến các công nghệ trang bị bên ngoài. Sự thông minh không phải chỉ để phục vụ con người mà còn duy trì, bảo tồn môi trường sống tự nhiên, đảm bảo sự phát triển bền vững dài lâu. 

Đô thị thông minh cần được tư duy một cách bao quát hơn, là sự kết nối hài hòa giữa các khu vực tạo nên một vùng đô thị thông minh có hạ tầng đồng bộ và kết nối liền mạch với nhau, chứ không chỉ co cụm trong một khu vực nhất định./.

Ánh Dương và Trần Khoát