Giá cà phê trong nước hôm nay
Giá cà phê trong nước hôm nay 22/2 tại các tỉnh tăng từ 100 - 500 đồng/kg.
Cụ thể, giá cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng tăng 100 đồng/kg, hiện giá đang thu mua ở các huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà là từ 44.900 – 45.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai giá thu mua tăng 400 đồng/kg, cà phê đứng ở mức giá 46.000 đồng/kg tại huyện Chư Prông.
Tại thành phố Pleiku và huyện Ia Grai giá cà phê hôm nay là 45.900 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum, giá cà phê hôm nay tăng 300 đồng/kg, hiện cà phê được thu mua với giá 46.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Lắk, giá thu mua hôm nay cũng tăng 300 đồng/kg, tại huyện Cư M'gar giá cà phê hiện ở mức 46.000 đồng/kg. Còn tại huyện Ea H'leo, thị xã Buôn Hồ được thu mua cùng mức 45.900 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê tăng 500 đồng/kg, hôm nay giá thu mua ở mức 46.000 đồng/kg tại thành phố Gia Nghĩa và 45.900 đồng/kg ở huyện Đắk R'lấp.
Việt Nam hiện là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Brazil và là quốc gia xuất khẩu Robusta lớn nhất thế giới. Đặc biệt, diện tích sản xuất của Việt Nam nhìn chung không thay đổi với hơn 95% sản lượng vẫn là cà phê Robusta, dự báo năm 2023, ngành cà phê Việt Nam sẽ vẫn được hưởng lợi nhờ nhu cầu thế giới có khả năng phục hồi và nguồn cung trong nước được đảm bảo cả về sản lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
Giá cà phê thế giới
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta trên sàn London tiếp tục xu hướng tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 3 tăng 16 USD, lên 2.109 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 5 tăng 12 USD, lên 2.129 USD/tấn, các mức tăng đáng kể.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn New York kéo dài chuỗi tăng, kỳ hạn giao ngay tháng 3 tăng thêm 5,40 cent, lên 191,15 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5 tăng thêm 5,05 cent, lên 189,30 cent/lb, các mức tăng mạnh.
Theo Hiệp hội những nhà xuất khẩu cà phê Brazil (Cecafe), tính đến ngày 20/2/2023 quốc gia này đã đẩy được 1,30 triệu bao Arabica, giảm mạnh 30,48% so với mức 1,87 triệu bao của cùng kỳ tháng trước. Điều này làm gia tăng lo ngại về thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn, từ đó hỗ trợ giá.