Giá cà phê ngày 13/3: Giá cà phê trong nước rơi khỏi mốc 48.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước hôm nay 13/3, tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên dao động từ 47.400 – 47.800 đồng/kg.

Giá cà phê trong nước hôm nay 13/3

Giá cà phê hôm nay ở thị trường trong nước tại các tỉnh Tây Nguyên dao động từ 47.400 – 47.800 đồng/kg.

Cụ thể, giá cà phê thu mua thấp nhất được ghi nhận tại tỉnh Lâm Đồng, trung bình đạt 47.400 đồng/kg.

Tại tỉnh Gia Lai, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Kon Tum cà phê đang được thu mua phổ biến là 47.700 đồng/kg.

Giá thu mua cao nhất hôm nay được ghi nhận tại tỉnh Đắk Lắk là 47.800 đồng/kg. Các địa phương khác không có biến động nhiều, giá đi ngang.

ca-phe-b-1678680104.jpg
Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất là 47.800 đồng/kg. Ảnh minh hoạ (Ảnh: Tạp chí Công Thương)

Giá cà phê thế giới

Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn London (Anh) dao động từ 2.076 – 2.140 USD/tấn, tùy kỳ hạn giao hàng. Cụ thể, giao hàng tháng 5/2023 giá cà phê là 2.140 USD/tấn; giao cà phê tháng 7/2023 giá khớp 2.131 USD/tấn; giao cà phê tháng 9/2023 là 2.111 USD/tấn và giao hàng tháng 11/2023 có giá 2.076 USD/tấn.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn New York (Mỹ) ở phiên giao dịch gần nhất ghi nhận đạt 177,8 cent/lb cho kỳ hạn giao hàng tháng 5/2023. Các kỳ hạn còn lại có giá cà phê tương ứng gồm: Tháng 7 có giá 177,1 cent/lb; tháng 9 có giá 175,45 cent/lb và giao cà phê tháng 12 có giá 173,7 cent/lb.

Trong tuần này, giá cà phê được dự báo sẽ không có bứt phá và thậm chí có thể tiếp tục giảm khi ngân hàng trung ương nhiều quốc gia đang tiếp tục hoặc có lộ trình tăng lãi suất và lo ngại về lần tăng lãi suất thứ 9 của Fed hiện hữu.

Dù vậy, do dự báo nguồn cung giảm ở cả 2 thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, vì vậy, giá cà phê dù có khả năng giảm điểm nhưng mức độ giảm được dự báo chỉ giảm nhẹ.

Cà phê là một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Việt Nam, với diện tích cả nước hơn 710.000 ha, sản lượng hơn 1,8 triệu tấn. Cây cà phê được trồng chủ yếu ở vùng Tây Nguyên, chiếm 91,2% về diện tích và 93,2% sản lượng cà phê của cả nước. Trong đó, Đắk Lắk và Lâm Đồng là hai tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất vùng Tây Nguyên. Ngành hàng cà phê đã tạo việc làm và thu nhập cho trên 600 nghìn hộ nông dân với 2 triệu lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Tây Nguyên, Tây Bắc và một số vùng trồng cà phê khác trên cả nước.

Việt Nam hiện là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai sau Brazil và đứng thứ nhất về xuất khẩu cà phê Robusta trên thế giới. Theo thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), đến năm 2022 diện tích cà phê Việt Nam có chứng nhận đạt 185,8 nghìn héc-ta, chiếm khoảng 26%.

Ánh Dương (t/h)