Giá cà phê ngày 04/4: Giá cà phê trong nước đi ngang, cao nhất 48.600 đồng/kg

Hôm nay 04/4, giá cà phê trong nước đi ngang, giá thu mua dao động từ 48.200 – 48.600 đồng/kg.

Giá cà phê trong nước hôm nay

Giá cà phê trong nước hôm nay tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên đi ngang so với hôm qua, giá thu mua cao nhất là 48.600 đồng/kg.

Cụ thể, cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng ở các huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà đang được thu mua với giá từ 48.100 – 48.200 đồng/kg.

ca-phe-1680574430.jpg
Ảnh minh họa

Tại tỉnh Đắk Lắk, huyện Cư M'gar giá cà phê ở mức 48.500 đồng/kg.

Tại tỉnh Gia Lai, tỉnh Kon Tum, cà phê được thu mua với giá 48.500 đồng/kg. Tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê đứng ở mức 48.400 đồng/kg.

Giá thu mua cà phê cao nhất hôm nay được ghi nhận tại huyện Ea H'leo, thị xã Buôn Hồ là 48.600 đồng/kg.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, ước tính xuất khẩu cà phê tại Việt Nam trong tháng 3/2023 đạt 230.000 tấn, tăng mạnh so với 180.000 tấn của tháng trước cũng như mức 211.000 tấn của cùng kỳ năm ngoái, đang dần cho thấy sự hồi phục.

Giá cà phê thế giới

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, trên sàn London (Anh), giá cà phê Robusta dao động từ 2.110 – 2.296 USD/tấn tùy kỳ hạn. Trong đó, tháng 5 ở mức hơn 2.280 USD/tấn (đạt 2.306 USD/tấn). Giá cà phê kỳ hạn tháng 7 đạt 2.263 USD/tấn; giao hàng tháng 9 đạt 2.216 tấn/USD; giao tháng 11 đạt 2.190 USD/tấn.

Tương tự, trên sàn New York (Mỹ), giá cà phê Arabica ở kỳ hạn giao cà phê tháng 5 đạt 171,5 cent/lb; kỳ hạn giao hàng tháng 7 đạt 170,4 cent/lb; tháng 9 đạt 169,35 cent/lb và tháng 12 đạt 168,15 cent/lb.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, với tình hình như hiện tại Cục dự trữ liên bang Mỹ có thể “chậm lại” trong việc tăng lãi suất trong kỳ họp tháng tới và có thể sớm kết thúc chu kỳ tăng lãi suất so với dự kiến. Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra sẽ kéo theo quan ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu. Dù vậy, việc báo cáo về tồn kho cà phê sụt giảm trước mắt sẽ vẫn kỳ vọng giúp giao dịch cà phê đi ngang hoặc tăng nhẹ trong ngắn hạn./.

Nhắc đến Tây Nguyên, người ta thường nghĩ ngay đến “thủ phủ" của cà phê, hồ tiêu, sầu riêng và những rừng cao su bạt ngàn. Hiện nay, diện tích cà phê khu vực Tây Nguyên khoảng trên 539.800ha, chiếm gần 90% diện tích cà phê của cả nước; trong đó tỉnh Đắk Lắk có trên 201.340ha, Lâm Đồng có 145.700ha, Đắk Nông có trên 116.350ha… Đối với cây hồ tiêu, toàn vùng có khoảng 82.865 ha, chiếm 62,87% so với cả nước. Đây là những cây trồng chủ lực của nhiều tỉnh trong khu vực, có giá trị kinh tế cao, với thị trường xuất khẩu rộng lớn.

Thời gian gần đây, người dân Tây Nguyên đã từng bước ứng dụng công nghệ từ khâu giống, canh tác, thu hái và chế biến nên nhiều sản phẩm nông nghiệp Tây Nguyên đang dần khẳng định vị trí hàng đầu của mình trên thị trường. Nhiều loại cây trồng đang dần hình thành vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn để thuận lợi hơn trong việc chuẩn hóa các tiêu chí mà thị trường khu vực, thế giới đưa ra. Điều này càng khẳng định, Tây Nguyên có nhiều lợi thế trong sản xuất các ngành hàng nông nghiệp xuất khẩu như cà phê, hồ tiêu, hoa quả các loại vì tính tập trung vùng trồng khá cao, cộng với những yếu tố khá tương đồng về khí hậu, thổ nhưỡng của các tỉnh.

Ánh Dương (t/h)