Đông Anh - Hà Nội: Nhức nhối trong công tác quản lý và sử dụng đất tại xã Kim Chung

Tình trạng vi phạm Luật Đất đai tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, TP Hà Nội không phải bây giờ mới xảy ra. Có nhiều dấu hiệu cho thấy việc quản lý đất đai còn bị buông lỏng, cán bộ cơ sở chưa thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của UBND TP Hà Nội. Điều đáng nói, lãnh đạo xã Kim Chung đã từng bị kỷ luật do vi phạm trong công tác xử lý vi phạm đất đai, trật tự xây dựng, chậm xử lý, không có biện pháp khắc phục…

Vấn đề quản lý, xử lý vi phạm trật tự xây dựng trong thời gian qua đã tốn khá nhiều giấy mực và là chủ đề nóng dư luận đặc biệt quan tâm. Người dân trên địa bàn TP. Hà Nội phản ánh nhiều về tình trạng vi phạm đất đai, xây dựng trên địa bàn một số quận, huyện. Có những vi phạm kéo dài qua các thời kỳ và đến nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm, thậm chí tình trạng vi phạm còn phát sinh thêm. Cũng có trường hợp chính quyền địa phương buông lỏng quản lý, khiến hàng nghìn mét vuông đất nông nghiệp bị chuyển đổi, xây dựng trái phép và sử dụng sai mục đích. 

Mới đây, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Chỉ thị số 14 về việc tăng cường công tác chỉ đạo khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm các công trình chưa được nghiệm thu về Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) nhưng đã đưa vào hoạt động và các công trình xây dựng không phép, trái phép trên địa bàn TP. Hà Nội. UBND thành phố cũng yêu cầu các đơn vị có liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp xây dựng trên đất nông nghiệp trái quy định của pháp luật.

Thế nhưng, phớt lờ Chỉ thị 14 của Chủ tịch TP. Hà Nội, tại địa bàn xã Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) vẫn đ ã và đang diễn ra rất nhiều các công trình nhà ở kiên cố được xây dựng ngang nhiên trên đất nông nghiệp nhưng không thấy chính quyền buộc dừng thi công, xử phạt, hoặc có biện pháp xử lý, cưỡng chế. Đặc biệt, nhiều công trình xây dựng trái phép đưa vào sử dụng khi không đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy dẫn đến nguy cơ xảy ra hỏa hoạn và thực tế đã có những vụ việc gây ra hậu quả nghiêm trọng.

nha-hang-vuon-xuan-ngang-nhien-xay-dung-hang-loat-hang-muc-kien-co-tren-khu-dat-trang-trai-1671868044.jpg

Khu du lịch sinh thái Vườn Xuân nhiều công trình xây dựng kiên cố trên đất trên đất nông nghiệp tại khu ao Đầu Cầu, thôn Nhuế, xã Kim Chung.

Theo phản ánh và tìm hiểu thực tế của phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh, tại xã Kim Chung các công trình vi phạm TTXD và xây dựng trên đất nông nghiệp không những "không bị cưỡng chế" mà ngày càng tăng dần cả về số lượng và mật độ. Điển hình là mô hình trồng lan rừng kết hợp với chăn nuôi lợn rừng, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp tổng hợp tại khu ao Đầu Cầu, thôn Nhuế, xã Kim Chung. Chủ của dự án này là bà Nguyễn Thị Ngân đã ngang nhiên xây dựng hàng loạt công trình kiên cố để phục vụ việc kinh doanh nhà hàng ăn uống, vi phạm nghiêm trọng mục đích sử dụng đất đã được phê duyệt. Đáng nói, những vi phạm trên đã diễn ra nhiều năm nhưng chính quyền xã Kim Chung và UBND huyện Đông Anh lại không có biện pháp xử lý dứt điểm khiến   luậ n       ng  bức  c.

Được biết, ngày 23/12/ 2019, UBND xã Kim Chung ban  nh Văn bản 253/UBND–ĐCXD gửi UBND huyệ n Đông Anh về việc đề nghị phê duyệt chủ trương cho hộ gia đình bà Nguyễn Thị Ngân thực hiện mô hình trồng hoa lan rừng kết hợp với chăn nuôi lợn rừng, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp tổng hợp tại trang trại khu ao Đầu Cầu, thôn Nhuế, xã Kim Chung.

Đến ngày 20/01/2020, UBND huyện Đông Anh có Văn bản 141/UBND-KT, đồng ý chủ trương cho phép bà Ngân thực hiện mô hình trồng hoa lan rừng kết hợp với chăn nuôi lợn rừng, thủy sản, dịch vụ nông nghiệp tại trang trại đã được UBND huyện phê duyệt. Các nội dung đầu tư khác giữ nguyên theo Quyết định số 1310/QĐ-UBND ngày 30/7/2008 của UBND huyện Đông Anh.

vx1-1671868383.jpg

Toàn cảnh khu du lịch Vườn Xuân nhìn từ trên cao.

 

Theo đó, quy mô đầu tư của dự án bao gồm lắp dựng nhà trồng lan trên mặt ao với diện tích khoảng 200m2 (kết cấu khung thép dễ tháo dỡ, mái lợp tôn); 01 nhà trưng bày sản phẩm với diện tích 100m2 để giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp (kết cấu khung gỗ lắp ghép có thể tháo dỡ khi di dời); Xây dựng hệ thống cấp thoát nước, đường điện phục vụ cho sản xuất và đổ đất phù sa cải tạo vườn trồng cây. Yêu cầu đối với các công trình trên phải được thiết kế, dự toán và được thẩm định, cho phép của các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền theo quy định và được lắp dựng theo kết cấu nhà tạm cấp IV với kết cầu lắp ghép bằng cột thép, gỗ, mái lợp tôn... có thể tháo dỡ, di dời. Tuy nhiên, lợi dụng văn bản của UBND huyện Đông Anh, hộ gia đình bà Ngân đã hô biến thành khu sinh thái quy mô lớn với nhiều công trình xây dựng kiên cố, không phép và sử dụng không đúng mục đích.

Theo ghi nhận của phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp & Kinh tế xanh, khu sinh thái này được bà Ngân đặt tên là nhà hàng Vườn Xuân, nằm tại km 11 đường Bắc Thăng Long – Nội Bài (thôn Nhuế, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội). Phía ngoài khu sinh thái được xây dựng hàng rào bằng gạch, bê tông chắc chắn cùng cổng vào lớn, phía bên trong có hàng loạt công trình xây dựng kiên cố, một ngôi nhà 2 tầng xây dựng theo kiến trúc nhà sàn có gắn hàng loạt điều hòa phục vụ thực khách, bên ngoài ô tô đỗ tấp nập.

Theo Báo cáo số 168/BC-UBND của UBND xã Kim Chung về việc quản lý và sử dụng trang trại chăn nuôi, thủy sản của hộ gia đình bà Nguyễn Thị Ngân. Trên cơ sở kết quả kiểm tra hiện trạng và các hồ sơ pháp lý cho thấy, trong 17 hạng mục hiện đang tồn tại ở dự án thì có đến 10 hạng mục vi phạm và cơ quan chức năng đã nhiều lần yêu cầu chủ đầu tư dỡ bỏ toàn bộ các công trình vi phạm và khôi phục lại tình trạng của đất. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, những vi phạm trên vẫn chưa được xử lý mà còn có dấu hiệu phát sinh thêm. Chính vì vậy, dư luận không khỏi hoài nghi về năng lực quản lý của chính quyền sở tại. Liệu rằng, có hay không việc cơ quan chức năng huyện Đông Anh, xã Kim Chung dung túng, bao che dẫn đến những vi phạm nêu trên vẫn ung dung tồn tại nhiều năm qua mà không bị xử lý?

nha-hang-vuon-xuan-ngang-nhien-xay-dung-hang-loat-hang-muc-kien-co-tren-khu-dat-trang-trai-1-1671868587.jpg

nha-hang-vuon-xuan-ngang-nhien-xay-dung-hang-loat-hang-muc-kien-co-tren-khu-dat-trang-trai-3-1671868587.jpg

Một số công trình bên trong khu du lịch sinh thái Vườn Xuân xây dựng kiên cố, sai quy định chưa được cưỡng chế.

 

Liên quan đến sự việc nêu trên, ngày 30/11/2021, UBND huyện Đông Anh đã ban hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với những vi phạm tại dự án do bà Nguyễn Thị Ngân làm chủ đầu tư. Theo đó, bà Ngân đã có hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm d, khoản 2 Điều 11 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai. Biện pháp khắc phục là yêu cầu bà Ngân phải khôi phục tình trạng của đất trước khi vi phạm. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định này, bà Nguyễn Thị Ngân phải có trách nhiệm thực hiện Quyết định này. Nếu quá thời hạn mà bà Nguyễn Thị Ngân không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

Để làm rõ vấn đề trên, ngày 2/12/2022 phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp & Kinh tế xanh đã liên hệ làm việc với bà Lê Thị Vân Huyền - Chủ tịch xã Kim Chung nhưng đến nay bà Huyền chỉ đưa ra được bản báo cáo “Công tác xử lý vi phạm về đất đai trên địa bàn xã Kim Chung” không đóng dấu mộc. Sau nhiều lần liên hệ trao đổi, bà Huyền vẫn không cung cấp được các văn bản có liên quan, mang tính chính thống.

Luật sư Vi Văn Diện (Giám đốc Công ty luật Thiên Minh ( Đoàn luật sư TP Hà Nội) nêu quan điểm cho rằng có thể thấy được những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực quản lý đất đai, TTXD của UBND xã Kim Chung nói riêng và Huyện Đông Anh nói chung khi để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật nghiêm trọng đối với các công trình xây dựng trên đất nông nghiệp và xây dựng “không phép” tại hộ gia đình bà Nguyễn Thị Ngân sau nhiều năm vẫn đang tồn tại và chưa được xử lý triệt để(?)

Luật sư Diện nêu nghi vấn: Liệu UBND xã Kim Chung – Đông Anh có đang buông lỏng quản lý để công trình có dấu hiệu vi phạm ngang nhiên tồn tại hay vì một nguyên nhân nào khác?

Trước nội dung trên, kính đề nghị UBND Huyện Đông Anh, Sở xây dựng Hà Nội, UBND TP Hà Nội cần có biện pháp kiểm tra, xử lý để ngăn chặn kịp thời dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng tại xã Kim Chung – Đông Anh để tránh tiền lệ xấu về sau. Cùng với đó, cần quy trách nhiệm đối với từng đơn vị, cá nhân khi có dấu hiệu buông lỏng quản lý để công trình “không phép” vi phạm TTXD, các công trình xây dựng trên đất nông nghiệp, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái với quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp & Kinh tế xanh tiếp tục thông tin.

Hoàng Hà - Hoàng Thăng