Đổi mới tư duy điều phối, thúc đẩy các dự án liên vùng

Vừa qua, ngày 17/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng) chủ trì Hội nghị lần thứ 4 của Hội đồng để rà soát các công việc, nhiệm vụ ưu tiên triển khai thực hiện quy hoạch; triển khai hiệu quả Quy hoạch vùng với mục tiêu đưa kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng Sông Hồng tiếp tục phát triển nhanh, toàn diện, chất lượng và bền vững.
doi-moi-tu-duy-dieu-phoi-vung-dong-bang-song-hong-3-1724045851.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) chủ trì Hội nghị lần thứ tư của Hội đồng.

Dự hội nghị có: Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài; các Bộ trưởng, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo của 11 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng gồm: Thành phố Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình.

Tại Hội nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo tình hình triển khai hoạt động của Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Hồng năm 2024; Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng ĐBSH đạt 7,21%, cao hơn bình quân chung của cả nước (6,42%); đứng thứ 3/6 vùng kinh tế của cả nước; gấp 1,3 lần Vùng Đông Nam Bộ (5,86%).

Tổng thu NSNN đạt 521 nghìn tỷ đồng, cao nhất nước (chiếm 41% tổng thu NSNN ).

Đồng thời, giá trị xuất khẩu của vùng cũng đứng đầu cả nước khi đạt trên 80 tỷ USD, chiếm 35% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước (227,7 tỷ USD).

Bên cạnh đó, vùng có 29,6 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, chiếm 31% cả nước, tăng 3,39% so với cùng kỳ; 14,3 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, chiếm 32% cả nước, tăng 6,87% so với cùng kỳ; đứng thứ 2 cả nước về số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động (sau vùng Đông Nam Bộ).

Đáng chú ý, giải ngân vốn đầu tư công của vùng ước đạt 55,757 nghìn tỷ đồng, cao nhất cả nước, đạt 31,8% kế hoạch. Một số địa phương trong vùng nằm trong nhóm các địa phương có tỉ lệ giải ngân cao là Nam Định 78,37%; Thái Bình 45,78%; Vĩnh Phúc 38,4%; Hà Nam 38,3%.

doi-moi-tu-duy-dieu-phoi-vung-dong-bang-song-hong-2-1724045465.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Bên cạnh đó, vùng có 29,6 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, chiếm 31% cả nước, tăng 3,39% so với cùng kỳ; 14,3 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, chiếm 32% cả nước, tăng 6,87% so với cùng kỳ; đứng thứ 2 cả nước về số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động (sau vùng Đông Nam Bộ).

Đáng chú ý, giải ngân vốn đầu tư công của vùng ước đạt 55,757 nghìn tỷ đồng, cao nhất cả nước, đạt 31,8% kế hoạch. Một số địa phương trong vùng nằm trong nhóm các địa phương có tỉ lệ giải ngân cao là Nam Định 78,37%; Thái Bình 45,78%; Vĩnh Phúc 38,4%; Hà Nam 38,3%.

Bộ Tài chính báo cáo tình hình triển khai nhiệm vụ xây dựng cơ chế, chính sách về tài chính, ngân sách, cho phép các địa phương được sử dụng ngân sách địa phương để đầu tư các dự án vùng, liên vùng; Bộ Công Thương báo cáo về tình hình triển khai thực hiện Đề án phát triển cụm liên kết ngành công nghiệp – chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn vùng đồng bằng sông Hồng; Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch báo cáo tình hình triển khai thực hiện Đề án xây dựng các sản phẩm, dịch vụ văn hóa đặc trưng của nền văn minh sông Hồng, nhiệm vụ xây dựng cơ chế, chính sách riêng cho các địa phương có di sản thế giới.

Về phía địa phương, UBND TP Hà Nội báo cáo đề xuất phương án hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị TP Hà Nội; tỉnh Hà Nam báo cáo tình hình triển khai thực hiện Đề án đầu tư phát triển Khu công nghệ cao Hà Nam; tỉnh Ninh Bình báo cáo tình hình triển khai thực hiện Đề án xây dựng cơ chế, chính sách bảo tồn và phát huy giá trị cố đô Hoa Lư…

Cũng tại Hội nghị, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung chia sẻ về tiến độ một số dự án quan trọng, liên kết vùng. Đơn cử như hoàn thành và đưa vào sử dụng từ ngày 17/7 Dự án đầu tư xây dựng cầu Bến Rừng nối huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng và thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh (vượt tiến độ 5 tháng); Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn – Ga Hà Nội: Đã hoàn thành, đưa vào sử dụng đối với 8,5 km đoạn đi trên cao vào ngày 8/8; đối với đoạn tuyến ngầm, đã khởi công thi công máy khoan hầm TBM từ ngày 30/7.

Ngoài ra, Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội cũng đã giải phóng mặt bằng và bàn giao được 96,5% trên toàn tuyến. Các dự án thành phần đầu tư xây dựng đường song hành đang được đẩy nhanh tiến độ thi công. Dự án thành phần 3 (Đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức PPP) đang triển khai trình tự, thủ tục lập, thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán tiểu dự án đầu tư công trong dự án PPP và hồ sơ lựa chọn nhà đầu tư (dự kiến khởi công trong Quý IV/2024).

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai dự án còn gặp khó khăn, như: Công tác giải phóng mặt bằng, tiến độ xây dựng các khu tái định cư, di chuyển hạ tầng kỹ thuật còn chậm; thiếu nguồn cung cấp đất, cát, vật liệu san lấp, giá thành cao; vướng mắc liên quan đến Dự án thành phần 3 theo phương thức PPP.

Theo Bộ KH&ĐT, cần kịp thời tháo gỡ các điểm nghẽn, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án: (1) Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Nam Định, tỉnh Thái Bình theo phương thức đối tác công tư (PPP); (2) Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Ninh Bình; (3) Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua thành phố Hải Phòng; (4) 3 dự án tại Cảng hàng không quốc tế Cát Bi.

Tại Hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trong Vùng Đồng bằng sông Hồng thảo luận đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời nêu một số khó khăn, vướng mắc, thách thức trong triển khai các dự án liên vùng; đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù, nguồn lực… để tiếp tục phát triển nhanh, toàn diện, chất lượng và bền vững. Các đại biểu nhấn mạnh, vùng đồng bằng sông Hồng có vị trí trung tâm, gồm Thủ đô Hà Nội và 10 tỉnh, thành phố, là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, chủ quyền biển đảo và đối ngoại; là cửa ngõ phía bắc của đất nước; là cầu nối quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn hóa quốc tế; là vùng đất giàu tiềm năng phát triển.

Phát biểu tại Hội nghị, điểm lại kết quả phát triển kinh tế - xã hội của Vùng Đồng bằng sông Hồng, Thủ tướng Phạm Minh Chính  khẳng định, các kết quả trên có được là nhờ quyết tâm, nỗ lực và sự trách nhiệm cao của các đồng chí lãnh đạo, nhân dân và doanh nghiệp trong vùng.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cơ bản nhất trí với nội dung báo cáo và các ý kiến, tham luận tâm huyết, sát thực tiễn, sâu sắc của các đại biểu, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ khẩn trương tiếp thu tối đa các ý kiến xác đáng, hoàn thiện dự thảo Kết luận của Chủ tịch Hội đồng.

Thủ tướng cho biết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lúc sinh thời luôn đau đáu về sự phát triển của các vùng; luôn nhắc nhở, chỉ đạo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về liên kết, phát triển các vùng. Nhiệm kỳ này, Bộ Chính trị đã ban hành 6 nghị quyết về các vùng và Chính phủ có các chương trình hành động, thành lập các hội đồng vùng. Vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp tục trao đổi, chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phát triển, liên kết các vùng theo các nghị quyết của Bộ Chính trị.

Thủ tướng nhấn mạnh, vùng đồng bằng sông Hồng có vị trí rất quan trọng, là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, quốc phòng, an ninh, chủ quyền biển đảo, đối ngoại, là cửa ngõ phía bắc của đất nước, là cầu nối quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn hoá quốc tế và là vùng đất có tiềm năng phát triển rất lớn, là cửa ngõ của ASEAN vào Trung Quốc...

Thủ tướng chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức. Đó là chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa thực sự bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh; khả năng chống chịu và ứng phó trước các yếu tố tiêu cực từ bên ngoài chưa cao. Khoa học công nghệ chưa thật sự là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Chưa hình thành được nhiều doanh nghiệp lớn, làm chủ công nghệ ở các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, sản xuất chip, chất bán dẫn... Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu.

Cùng với đó, các nội dung liên kết vùng quan trọng (như: Liên kết trong hạ tầng giao thông liên vùng và khu vực, nhất là đường sắt; liên kết đầu tư phát triển; khả năng kết nối, tích hợp kinh tế tỉnh, thành phố vào chuỗi giá trị toàn cầu) còn hạn chế. Hỗ trợ các doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là trong việc hình thành cụm liên kết ngành; liên kết trong đào tạo và sử dụng lao động; xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin, hợp tác thu hút đầu tư, xử lý môi trường các đô thị và cấp vùng... An sinh xã hội, phúc lợi xã hội có nhiều tiến bộ nhưng chưa tạo được chuyển biến mạnh mẽ, chưa đồng đều.

Về tình hình triển khai các hoạt động điều phối vùng, Thủ tướng nêu rõ, từ Hội nghị lần thứ ba (ngày 9/5/2024) đến nay, đã hoàn thành thêm 3 nhiệm vụ là: Luật Thủ đô (sửa đổi); hoàn thành quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch điều phối vùng năm 2024 của Hội đồng điều phối vùng.

Thủ tướng yêu cầu cần rà soát việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng để đưa ra nhiệm vụ, giải pháp thực hiện thời gian tới, với phương châm phải linh hoạt, hiệu quả trên cơ sở thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; coi con người là trung tâm, chủ thể và nguồn lực, động lực của sự phát triển.

Thủ tướng chỉ rõ, các bộ, ngành, địa phương trong vùng phải làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới; phát triển kinh tế theo chiều sâu, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại gắn với tổ chức không gian hợp lý, hiệu quả, thống nhất, liên kết nội vùng, liên vùng, khu vực và quốc tế.

Thủ tướng chỉ đạo các địa phương trong vùng ĐBSH thực hiện "5 tiên phong" gồm: đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, kinh tế ban đêm; cải cách hành chính, phân cấp phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi và tăng cường kiểm tra, giám sát; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ; huy động mọi nguồn lực xã hội, nhất là qua hợp tác công tư để phát triển nhanh và bền vững; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, bảo đảm công bằng, tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường…

Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục nghiên cứu, lựa chọn các dự án vùng và có tính chất vùng quan trọng theo các nghị quyết của Bộ Chính trị và theo quy hoạch vùng, tiếp tục ưu tiên nguồn vốn bố trí trong kế hoạch trung hạn 2026-2030, trong đó dành nguồn vốn phù hợp để làm công tác chuẩn bị đầu tư để bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2026-2030 nhằm rút ngắn thời gian hoàn thiện thủ tục đầu tư và đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án.

Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất những nhiệm vụ trọng tâm đưa vào chương trình làm việc của Hội đồng vùng để thảo luận, thống nhất triển khai trong thời gian tới, trong đó có chú ý nhiệm vụ về rà soát các cơ chế, chính sách về pháp luật, các cơ chế huy động nguồn lực, thu hút đầu tư, xử lý môi trường, triển khai các dự án cấp vùng. Tập trung thực hiện mục tiêu đã đề ra về phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân…