Dịch COVID-19: Liều thuốc thử đạo đức kinh doanh liêm chính của doanh nghiệp

Dịch COVID-19: Liều thuốc thử đạo đức kinh doanh liêm chính của doanh nghiệp
conference-2110759-1280-1632867284.jpg
Ảnh minh họa

Ngày 28/9 tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Diễn đàn trực tuyến "Văn hóa kinh doanh liêm chính: Con đường dẫn tới kinh doanh thành công và vững bền” với sự tài trợ của Chính phủ Anh theo Chương trình cải cách thương mại Khu vực Đông Nam Á. Diễn đàn được sự quan tâm theo dõi của nhiều tổ chức quốc tế, đại diện Thanh tra Chính phủ, các cơ quan quản lý Nhà nước, các hiệp hội doanh nghiệp, các viện nghiên cứu, các chuyên gia, học giả trong nước và quốc tế cùng đông đảo cộng đồng doanh nghiệp.

Đại dịch COVID-19 đang gây những tổn thất to lớn và tác động tiêu cực tới đời sống toàn xã hội; trong đó, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp. Dù vậy, dịch COVID-19 cũng được xem là phép thử cho sức khỏe của doanh nghiệp và cũng là phép thử cho tính liêm chính trong kinh doanh.Vậy giữa những thách thức lớn này, các doanh nghiệp có thể làm gì để tự bảo vệ mình hả? Phải chăng một chương trình nghị sự liêm chính doanh nghiệp nó được đặt vào trọng tâm chiến lược kinh doanh và ứng phó với các thách thức là giải pháp hữu ích đối với doanh nghiệp.

Khai mạc sự kiện, ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký VCCI nhận định, từ đầu năm 2020, thế giới phải đối mặt với cuộc khủng hoảng toàn cầu lớn nhất trong nhiều thập kỷ. Đó chính là sự lây lan nhanh chóng, đột ngột của đại dịch COVID-19. Các biện pháp cách ly, phong tỏa xã hội đã được áp dụng và đặt ra nhiều thách thức lớn đối với cộng đồng và toàn bộ các doanh nghiệp ở mọi quy mô, mọi ngành nghề, lĩnh vực hoạt động. Trước những ảnh hưởng của dịch bệnh, các doanh nghiệp đang phải tuân thủ đầy đủ các quy định phòng chống dịch trong điều kiện vô vàn khó khăn, như: phải làm việc từ xa, lực lượng lao động gián đoạn, kỹ thuật quá tải do tăng khối lượng công việc, áp lực đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh, khó khăn trong quản trị lao động, đứt gãy của cung ứng toàn cầu.... Tất cả được xem là nguyên nhân tác động đáng kể tới việc đảm bảo tính liêm chính trong kinh doanh của doanh nghiệp.

Chính vì thế, những sai sót phải tuân thủ và hành vi vi phạm đạo đức trong kinh doanh vẫn còn phổ biến là điều dễ hiểu. Cũng đã có nhiều giải pháp công nghệ mới hỗ trợ và tăng cường việc tuân thủ liêm chính trong kinh doanh. Với doanh nghiệp, quy mô nào dù lớn hay nhỏ cũng đều cần vượt qua khó khăn, hướng tới phát triển bền vững bằng việc đảm bảo những giá trị kinh doanh cốt lõi. Nền tảng chính là kinh doanh liêm chính sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao tính tự cường; đặc biệt là trong bối cảnh khó khăn như hiện nay.

"Tôi cho rằng COVID-19 chính là một phép thử cho sức khỏe của doanh nghiệp. Điều mà các công ty có thể làm để bảo vệ mình chính là một chương trình liêm chính doanh nghiệp và sự ứng phó ra sao trước những thách thức, khó khăn mà dịch bệnh đang đặt ra. Từ góc độ cá nhân, tôi hiểu rằng liêm chính đơn giản là sản phẩm của sự lãnh đạo đúng đắn; phải tuân thủ nghiêm chỉnh luật lệ cũng như những quy định hiệu quả nhằm ngăn ngừa, xử phạt hành vi sai trái. Liêm chính là nền tảng giúp các doanh nghiệp tự lực, tự cường và tham gia sâu vào nền kinh tế trong khu vực và trên toàn cầu. Các doanh nghiệp cũng được khuyến khích tích cực tham gia vào chuỗi sáng kiến xây dựng mạng lưới doanh nghiệp liêm chính tại Việt Nam; theo đó, cho phép các công ty giúp đỡ lẫn nhau và hợp tác với nhau, tương tác với nhau để tăng cường quản trị công ty tốt, hướng tới sự phát triển lâu dài và bền vững với sự hỗ trợ của Vương quốc Anh qua Chương trình cải cách thương mại khu vực Đông Nam Á", ông Vinh nói.

Thông qua dự án thúc đẩy môi trường kinh doanh, VCCI cam kết sẽ đồng hành cùng chương trình và huy động đông đảo doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới doanh nghiệp kinh doanh liêm chính tại Việt Nam. Với sự chung tay, góp sức của mỗi cá nhân doanh nghiệp trong công cuộc phòng, chống tham nhũng hy vọng sẽ đem lại diện mạo mới với nhiều thay đổi tích cực và hiệu quả cho môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Ông Vinh khẳng định, kinh doanh liêm chính có thể coi là giấy phép thông hành giúp doanh nghiệp tham gia hội nhập quốc tế, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung cầu toàn cầu để trở thành những đối tác chiến lược và tin cậy của các tập đoàn kinh tế đa quốc gia.

Ông Phí Ngọc Tuyển, Phó Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ, cho hay, năm 2020 Chính phủ ban hành Nghị quyết 136/NQ-CP về Phát triển bền vững. Theo đó, nỗ lực xây dựng một cộng đồng kinh doanh liêm chính và trật tự xã hội là một trong những mục tiêu cần hướng tới và cũng là yêu cầu rất quan trọng mà Chính phủ đang triển khai theo Luật Phòng, chống tham nhũng. Phòng và chống tham nhũng trong khu vực tư nhân ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết bởi một môi trường kinh doanh cải cách, đổi mới và cởi mở không thể thiếu yêu cầu này.

Theo ông Tuyển, cũng đã có nhiều bài học kinh nghiệm về việc doanh nghiệp xây dựng văn hóa kinh doanh và duy trì nền tảng đạo đức kinh doanh ra sao. Tất cả đều là những sáng kiến có thể được chia sẻ trong mạng lưới doanh nghiệp kinh doanh liêm chính mà Việt Nam cùng các tổ chức quốc tế đang nỗ lực gây dựng. Thanh tra Chính phủ thực sự ủng hộ những cố gắng này và coi đây cũng thể hiện quyết tâm của cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức đặt ra của dịch bệnh những vẫn nỗ lực không ngừng để đẩy nhanh và mạnh mẽ không chỉ tốc độ kinh doanh mà còn cả chất lượng và đạo đức kinh doanh vì môi trường kinh doanh ổn định, bền vững hơn./.

Ngọc Quỳnh